Ngày 12-5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì buổi làm việc tham vấn ý kiến chuyên gia về triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) và môn Lịch sử bậc trung học phổ thông trong chương trình này. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cùng tham dự buổi làm việc.
Tham gia cuộc làm việc có thành viên Ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông 2018; thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Hội đồng thẩm định chương trình môn Lịch sử trong chương trình GDPT 2018.
 |
Học sinh tìm hiểu lịch sử tại Bảo tàng Quân sự Việt Nam. Ảnh: Đức Thuận |
Tại buổi làm việc, Bộ GD&ĐT đã lắng nghe ý kiến trao đổi về quá trình triển khai chương trình GDPT 2018, trong đó đặc biệt trao đổi và lắng nghe những ý kiến phân tích sâu về cách bố trí và tổ chức dạy học môn Lịch sử trong Chương trình GDPT 2018.
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Sau khi tham vấn ý kiến các chuyên gia, Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc các phương án dạy học môn Lịch sử cấp trung học phổ thông và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.
KHÁNH HÀ
LTS: Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 28-11-2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Nghị quyết số 113/2015/QH13 ngày 27-11-2015 của Quốc hội về “Tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn”, lịch sử được coi là một trong những nội dung quan trọng nhất trong mục tiêu giáo dục phổ thông và trong chương trình sách giáo khoa mới.
"Giải thiêng" là một khuynh hướng sáng tạo văn học, nghệ thuật của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, với mục đích là hóa giải những điều huyền bí, linh thiêng của nhân vật, sự kiện lịch sử; đưa nhân vật, sự kiện trở về với bản chất thật, với đời sống bình thường.
Từ năm học 2022-2023, học sinh lớp 10 cả nước sẽ bắt đầu học Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, trong đó Lịch sử là môn học tự chọn. Nhiều ý kiến lo ngại môn học này vốn đã có những kết quả đáng buồn, thì nay trở thành môn tự chọn chẳng khác nào “khai tử” môn học nếu ít học sinh lựa chọn.