Thừa ủy quyền của Thủ trưởng Học viện Chính trị, Đại tá, PGS, TS Đỗ Huy Hà, Trưởng phòng Đào tạo và đại diện chỉ huy các cơ quan, khoa giáo viên đã làm việc với đoàn kiểm tra.   

Theo báo cáo, từ năm 2023 đến nay, Học viện Chính trị đã xây dựng chuẩn đầu ra của 44 chương trình đào tạo; nghiệm thu 587/620 chuẩn đầu ra học phần (môn học); xây dựng mới 11 chương trình đào tạo chức vụ; điều chỉnh, bổ sung, phát triển 9 chương trình đào tạo thạc sĩ; 9 chương trình đào tạo tiến sĩ theo chuẩn đầu ra. Hằng năm, Học việc đều tổ chức rà soát, khắc phục triệt để giao thoa, trùng lặp về nội dung giữa các cấp học, bậc học, môn học. Hệ thống chương trình đào tạo của Học viện được xây dựng chuẩn hóa. Kiểm tra hồ sơ bài giảng và thực hành giảng của giảng viên bảo đảm chất lượng tốt (8,1 điểm).

Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế. 

Sau khi nghe báo cáo kết quả Học viện Chính trị triển khai thực hiện Đề án do Đại tá, PGS, TS Đỗ Huy Hà trình bày, đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra thực tế hồ sơ, sổ sách về công tác giáo dục, đào tạo của các cơ quan, đơn vị, dự giờ giảng và trao đổi với lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị về những vấn đề có liên quan.

 Trưởng đoàn kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra.

 

 Các đại biểu tại buổi kiểm tra.

Kết luận kiểm tra, Đại tá, TS Lê Hữu Mạnh đánh giá, Học viện Chính trị đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của trên về công tác giáo dục, đào tạo và thực hiện Đề án “Đổi mới quy trình, chương trình đào tạo cán bộ các cấp trong Quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”. Tuy nhiên, đồng chí trưởng đoàn kiểm tra cũng nhấn mạnh, Học viện Chính trị cần tiếp tục quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo có sự kế cận giữa các thế hệ; tăng cường xây dựng, cập nhật các phần mềm xây dựng lịch huấn luyện, quản lý điều hành huấn luyện và đánh giá chất lượng người học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng các đối tượng ở Học viện.

 Tin, ảnh: PHẠM VĂN MINH

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.