Hội nghị nhận được ý kiến đóng góp của nhiều trường đào tạo du lịch trong cả nước, gồm: Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trường Imperial International College, Trường dạy nghề Nespace, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ Đông Á, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành...

Các đại biểu tại tọa đàm.

Các ý kiến tại hội nghị nhất trí cho rằng, hiện nay, nhân lực du lịch Việt Nam đang thiếu rất nhiều, đặc biệt nhân lực trung, cao cấp. Đến nay, cả nước có khoảng 195 cơ sở đào tạo du lịch, gồm: 65 trường đại học có các khoa du lịch; 55 trường cao đẳng; 71 trường trung cấp; 4 trung tâm đào tạo nghề. Ngoài ra, còn có 2 cơ sở đào tạo trực thuộc doanh nghiệp. Song những cơ sở đào tạo này vẫn không cung cấp đủ lao động theo nhu cầu thị trường du lịch.

GS, TS Đào Mạnh Hùng, Chủ tịch Liên chi hội Đào tạo du lịch Việt Nam bày tỏ: “Làm thế nào để lấp đầy khoảng trống về chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn đất nước đang chuyển mình chuẩn bị cho những bước phát triển lớn mạnh trong tương lai khi mà ngành Du lịch đã dần trở thành mũi nhọn trong nền kinh tế? Câu hỏi đó thực sự trăn trở trong mỗi chúng ta, những người làm công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Tại sao phải quan tâm đặc biệt đến đào tạo thực hành? Vì mục đích của chúng ta là đào tạo nghề, mà chất lượng của nghề nghiệp chỉ có thể đạt được khi người lao động có kỹ năng nghề cao và để có kỹ năng lao động cao thì việc thực hành trong đào tạo là yếu tố quan trọng và quyết định”.

Tin, ảnh: QUỲNH ANH

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.