Có cái nhìn cho là tốt vì học sinh đã và sẽ quan tâm đầu tư nhiều hơn cho các môn học này. Có cái nhìn tích cực khác về tác động trở lại từ việc hoạch định các môn thi và thể thức thi chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm. Nghĩa là vòng quay học gì thi nấy và thi gì học nấy đã có thể tác động đến việc học tập toàn diện của học sinh.

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa.
Cái nhìn trầm buồn hơn xuất phát từ sự lựa chọn “dễ” và “khó”, giữa các môn KHXH và các môn khoa học tự nhiên (KHTN): Vật lý, Hóa học, Sinh học. Theo nhiều nhà giáo và các em học sinh sự lựa chọn của thí sinh xuất phát từ thực tế thi các môn KHXH dễ hơn vì dễ tránh được điểm liệt và có thể đạt điểm trung bình trở lên trong khi việc đầu tư thời gian, công sức cho học, luyện các môn này mất ít hơn. Sự lựa chọn này một lần nữa cho thấy sự hạn chế ít nhiều của thế hệ học sinh hiện nay trong các môn KHTN. Điều này vốn có căn nguyên từ độ khó của các môn này đối với các em. Sâu xa trong truyền thống người Việt Nam không giỏi và không chú trọng đến khoa học kỹ thuật. Chính sách kinh tế “trọng nông ức thương” cùng lỗi học từ chương, tầm chương trích cú không mở rộng đường khuyến khích học tập, vận dụng KHTN trong thực tế cuộc sống. Và hiện tại, dù giáo dục đã mở mang, phổ cập đến mọi lớp người trẻ và khoa học, kỹ thuật, công nghệ đã phát triển mạnh mẽ trong mọi hoạt động xã hội nhưng điều kiện và phương pháp dạy và học vẫn còn rất nhiều hạn chế với nhiều mặt lạc hậu. Dạy chay, thiếu thực hành thiếu phòng thí nghiệm, thiếu tiếp xúc với thực tế khoa học, kỹ thuật và công nghệ nên những môn Vật lý, Hóa học hay Sinh học vẫn còn xa xôi với tri thức và kỹ năng của học sinh.

Trong đời sống thường ngày ở lứa tuổi học sinh có mấy em được phép mó máy đến điện, đến động cơ xe máy cùng các vật dụng điện máy trong gia đình trong khi nhiều em thường xuyên chứng kiến cảnh bón phân hóa học, phun thuốc trừ sâu một cách vô tư thậm chí là bừa bãi ngay trong ruộng vườn nhà mình. Còn nữa là quán hàng, là nuôi gia súc, gia cầm, là làm bún bánh… đều xả thải trực tiếp ra ruộng vườn, ao hồ, sông ngòi… Những việc làm liên quan đến vật lý, hóa học và sinh học như thế nằm đâu trong các chương trình dạy và học trong nhà trường phổ thông? Và cũng như vậy, những việc làm vừa trái khoa học, vừa không thuận với đạo lý nằm ở đâu trong các môn KHXH, nhân văn? Đấy chỉ là một vài ví dụ từ yêu cầu của cuộc sống.

Vậy nên hiện tượng tăng vọt số lượng thí sinh đăng ký thi các môn KHXH có đưa đến cho chúng ta những chút vui mừng nào đấy thì cũng chính nó nhắc nhở, đòi hỏi ở những người làm công tác giáo dục, đào tạo và cả xã hội càng phải quan tâm, dốc trí dốc lực nhiều hơn vì sự nghiệp cải cách cơ bản và toàn diện nền giáo dục, đào tạo nước nhà.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc đòi hỏi nguồn nhân lực cao. Những công dân tương lai phải có phẩm chất và năng lực toàn diện, có khả năng học tập, làm chủ khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Việc học chỉ nhằm thi cử lâu nay phải chuyển biến mạnh mẽ theo hướng thực sự hiệu quả trong học, rèn, nâng cao năng lực. Và việc xóa bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT đang được nghiên cứu thực hiện kèm theo sự nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường.

KHTN và KHXH nhân văn, tuy có cách thức tiếp nhận khác nhau nhưng không tách rời mà cần thiết và hỗ trợ lẫn nhau để làm nền tảng tri thức và nhận thức của con người. Riêng với môn Văn, Sử và các môn KHXH việc giảm dần và từ bỏ lối giảng dạy đọc-chép, học thuộc lòng, bài văn mẫu... là mục tiêu thiết thực trước mắt.

NGUYỄN ANH