Đó không chỉ là sự kế thừa truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mà còn là chỉ dấu rõ nét về tầm nhìn nhân văn, bao quát, cập nhật với thực tiễn đời sống của công tác chính sách.
 |
Chăm lo người có công là chính sách nhân văn, nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta. Ảnh minh họa: qdnd.vn
|
Thực tế, qua các giai đoạn lịch sử, chính sách ưu đãi người có công luôn là ưu tiên của Đảng, Nhà nước ta. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của đất nước còn khó khăn, đối tượng chính sách nhiều, phạm vi rộng, việc thực hiện còn có nơi, có lúc chưa đồng đều, chưa thật đầy đủ. Nay, khi tiềm lực kinh tế-xã hội được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, yêu cầu về công tác chính sách cũng đòi hỏi cao hơn. Mở rộng diện chính sách không chỉ là mở rộng đối tượng, phạm vi thụ hưởng mà còn là nâng cao chất lượng tri ân bằng sự công nhận, đền đáp kịp thời, đúng mức, đúng đối tượng. Đó là sự thể hiện thái độ tôn kính, tri ân sâu sắc cả về tinh thần và vật chất đối với những người có công với cách mạng.
Chăm lo người có công là chính sách nhân văn, nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta. Nhưng để chính sách ấy thật sự “đến được với trái tim” thì cần cập nhật thường xuyên từ thực tiễn, từ tâm nguyện của nhân dân, cựu chiến binh, các tổ chức chính trị-xã hội. Những gì còn sót, còn thiếu, hãy bổ sung. Những gì đã có, đã làm, hãy tiếp tục làm tốt hơn nữa. Bởi, sự chu đáo, nhân văn, nhân hậu... trong công tác đền ơn đáp nghĩa hôm nay chính là động lực tiếp nối tinh thần yêu nước, truyền cảm hứng và lẽ sống cho các thế hệ mai sau.
PHAN TÙNG SƠN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Cùng bàn luận xem các tin, bài liên quan.