Phải chăng, một trong những nguyên nhân tạo ra cơn “sốt” gạo vừa qua là do lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không được cân đối? Cộng hưởng với nó là giá trúng thầu xuất khẩu gạo
 |
Vận chuyển gạo xuất khẩu ở Cần Thơ . Ảnh Thái Bằng |
sang thị trường Philippines lên tới 1.200 USD/tấn (trong khi giá chào xuất khẩu hiện mới đứng ở mức 800 USD/tấn) khiến tâm lý găm hàng chờ giá lên tiếp càng “nóng”. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đăng Chi - Phó vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, đã khẳng định xuất khẩu gạo đang theo một tiến độ rất chuẩn xác.
* PV: Một số thông tin cho rằng tình trạng khan hiếm gạo vừa qua là do chúng ta cho xuất khẩu gạo với khối lượng lớn?
* Ông NGUYỄN ĐĂNG CHI: Không đúng. Xuất khẩu gạo đang theo một tiến độ rất chuẩn xác. Chúng ta vẫn tạm thời không ký thêm hợp đồng từ sau cuộc họp của Thủ tướng với Bộ NN-PTNT hồi đầu tháng 4, vì chúng ta đã cân đối và ký đủ tiến độ xuất khẩu. Hàng năm chúng ta đều đưa ra chỉ tiêu xuất khẩu gạo chính là nhằm ổn định thị trường trong nước và đảm bảo an ninh lương thực. Chỉ tiêu xuất khẩu gạo hàng năm cũng được tính toán một cách rất khoa học. Căn cứ để đưa ra chỉ tiêu xuất khẩu hàng năm là do nguồn từ Bộ NN-PTNT tính toán: năng suất bao nhiêu, để ăn bao nhiêu, để làm giống bao nhiêu, chăn nuôi là bao nhiêu…, còn thừa chúng ta mới tính toán chỉ tiêu xuất khẩu. Chính vì vậy việc chúng ta cho xuất khẩu không phải là nguyên nhân làm tăng giá gạo trong nước.
Năm 2008 ước tính vụ Đông Xuân chúng ta thu hoạch trên 9 triệu tấn lúa có thể coi là được mùa và bội thu. Nhưng, trước tình hình lương thực thế giới căng thẳng nên Nhà nước chỉ đưa ra chỉ tiêu xuất khẩu hết quý 3 là 3,5 triệu tấn sau đó đợi vụ lúa Hè Thu mới tính toán tiếp. Hiện tại dự trữ lưu thông của các thành viên hiệp hội cũng lên đến 1,1 triệu tấn gạo và nếu chúng ta giao hàng cả tháng 5 và 6 cũng không hết được số gạo này. Số gạo này cũng là một phần can thiệp vào thị trường khi thiếu. Tôi xin khẳng định lại: nguồn cung gạo có thể hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu lương thực trong nước. Chính vì vậy “cơn sốt” giá gạo mấy ngày qua là giả tạo.
* Mặc dù nguyên nhân chính gây ra “cơn sốt” gạo tại một số tỉnh thành phía Nam được xác nhận là do tin đồn và đầu cơ. Nhưng ông có cho rằng chúng ta có sơ hở trong quá trình điều hành
Bộ Công Thương đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về việc đến thời điểm hết quý 3-2008, các doanh nghiệp chỉ được phép ký hợp đồng xuất khẩu 3 - 3,5 triệu tấn gạo. Nếu sang quý 4-2008, diễn biến mùa vụ thuận lợi, ít bị ảnh hưởng thiên tai và doanh nghiệp vẫn còn gạo trong kho thì sẽ tính toán cho ký hợp đồng xuất khẩu tiếp. Bộ Công Thương cũng cho biết, đến hết quý 3 năm nay, cả nước sẽ xuất khẩu khoảng 3,2 triệu tấn gạo. Hiện các doanh nghiệp mới ký hợp đồng xuất khẩu khoảng 2,8 triệu tấn gạo, riêng quý 2 sẽ xuất 960.000 tấn nên chắc chắn sẽ không có việc thiếu gạo. |
và cung ứng gạo?
* Tôi cho rằng công tác điều hành thị trường gạo trong nước cũng như xuất khẩu không có vấn đề gì. Do người dân và một số nhà đầu cơ nghe thông tin bên ngoài mua để đầu cơ. Nhiều thông tin còn cho thấy hiện tại còn có một số nhà đầu tư chứng khoán, nhà đất thua lỗ chuyển sang mua gạo đầu cơ…
* Trong đợt “sốt” gạo vừa xảy ra, các siêu thị vẫn thực hiện tốt việc niêm yết giá. Nhưng việc “sốt” giá lại xảy ra chủ yếu ở các hàng bán gạo ở ngoài các chợ và đầu mối cung cấp gạo. Đây là những nơi rất khó quản lý về việc niêm yết?
* Chính quyền cơ sở phải phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương và chi cục quản lý thị trường có biện pháp xử lý thật nghiêm. Ngoài ra những doanh nghiệp kinh doanh lương thực của Nhà nước cũng phải điều gạo về cung cấp cho những nơi đang có cơn sốt gạo.
* Việc điều gạo về những nơi đang “sốt” đã chứng tỏ việc khan hiếm gạo là có thật?
* Nếu người dân cứ mua gạo ăn như bình thường thì chẳng có cơn “sốt” nào hết. Nhưng vì do tin đồn nên ai cũng đổ xô đi mua, nhà nào cũng tranh nhau mua gạo tích trữ thì làm sao thị trường không “sốt”.
* Bộ Công Thương đã có biện pháp gì để dẹp cơn “sốt” gạo vừa rồi, thưa ông?
* Thứ nhất, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra và dứt khoát xử lý nghiêm những tổ chức cá nhân đầu cơ trục lợi, Chi cục quản lý thị trường kiểm tra việc niêm yết giá của các cơ sở kinh doanh mặt hàng này… Thứ hai, Chính phủ vẫn duy trì yêu cầu không ký tiếp hợp đồng xuất khẩu. Thứ ba, các cơ quan chức năng sẽ quản lý thật chặt đầu ra (kiên quyết xử lý thật nghiêm việc xuất lậu qua biên giới).
Tôi cho rằng với những biện pháp này thì những người đã đầu cơ lúa gạo trong mấy ngày vừa qua chắc chắn sẽ bị thua thiệt. Hiện tại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Lương thực miền Nam cũng đang điều thêm gạo ra thị trường để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người dân. Tuy nhiên tôi cũng mong muốn người tiêu dùng nên nâng cao tinh thần cảnh giác trước những tin đồn thất thiệt để tránh thiệt hại cho chính bản thân mình và vô tình tiếp tay cho các tổ chức, cá nhân đầu cơ.
Theo SGGP (ANH NHI)