Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Võ Hồng Phúc đã trả lời 19/30 chất vấn trực tiếp của đại biểu Quốc hội, tập trung vào một số vấn đề: trách nhiệm của Bộ trong chống lạm phát, đầu
 |
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (đoàn Lạng Sơn) |
tư dàn trải, kém hiệu quả, tình trạng xây dựng sân golf tràn lan, doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước đầu tư không đúng ngành nghề…
Mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho biết, trong kỳ chất vấn này, Quốc hội nhận được số câu hỏi kỷ lục. Tính đến ngày 29-5, Đoàn Thư ký đã nhận được 297 chất vấn của 132 đại biểu Quốc hội thuộc 52 đoàn gửi đến chất vấn các thành viên Chính phủ. Trong đó Thủ tướng Chính phủ nhận được 46 chất vấn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị, cần tiếp tục đổi mới thêm một bước trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó với những vấn đề nóng bỏng, bức xúc mà dư luận quan tâm, cần phân tích cho đích đáng tình hình, nguyên nhân, hỏi ngắn, trả lời ngắn, không vòng vo, dàn trải.
Căn cứ để điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng KT-XH
Là thành viên Chính phủ “đăng đàn” đầu tiên trong phiên chất vấn sáng nay, Bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư Võ Hồng phúc đã giải trình bằng văn bản trước Quốc hội về căn cứ để điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng KT- XH. Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho rằng, kể từ cuối năm 2007 đến đầu 2008, tình hình thế giới có nhiều biến động, sự suy giảm kinh tế toàn cầu (đặc biệt vào đầu năm 2008), hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng: Trung Quốc (từ 11% xuống còn 8,5%), Mỹ (từ 2% xuống còn 1%)… Bên cạnh đó, vấn đề giá cả, lạm phát tăng cao ở nhiều nước. Khi thông qua kế hoạch năm 2008, giá dầu mới ở mức 63 USD/thùng, nhưng nay đã lên tới gần 130 USD/thùng, thậm chí có lúc lên tới 135 USD/thùng; giá lương thực và các mặt hàng thiết yếu đều tăng. Qua tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2007, mặc dù đạt chỉ tiêu tăng trưởng cao nhưng cuối năm 2007, chỉ số giá tiêu dùng là 12,63%, qua tháng 1/2008 tăng thêm 2,38%, tháng 2 tăng thêm 3,86%, tháng 3 là 2,99%.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch – Đầu tư đưa ra báo cáo đánh giá chung về những vấn đề mới nổi lên của tình hình kinh tế. Trong đó đã thông báo về sự căng thẳng của tình hình kinh tế thế giới, giá cả leo thang, lạm phát bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, cần phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội.
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc phân tích, qua tình hình thực hiện kinh tế-xã hội của quý I có thể thấy, đầu năm đợt rét đậm rét hại ở miền Bắc, dịch bệnh lợn tai xanh, lở mồm long móng ở cả 3 miền đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp; thêm vào đó, sự khủng hoảng tiền tệ trên toàn cầu cũng ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả, ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp, dịch vụ… Dự báo trong quý II, nông nghiệp có thể duy trì ở mức tăng trưởng xấp xỉ như của năm 2007, nhưng công nghiệp sẽ giảm sút và dịch vụ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Từ đó, Chính phủ dự báo trong năm 2008 này nông nghiệp có thể tăng ở mức 3%, công nghiệp khoảng 8%, dịch vụ khoảng 8%, vì thế chỉ tiêu tăng trưởng chung xin điều chỉnh ở mức khoảng 7%.
Sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư của các tập đoàn
Trong phần trả lời chất vấn trực tiếp, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã trả lời 19/30 chất vấn của đại biểu Quốc hội, tập trung vào các vấn đề: trách nhiệm của Bộ trong thực hiện chống lạm phát (ở đây là công tác dự báo), đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, xem xét năng lực các chủ đầu tư, tình trạng xây dựng sân golf tràn lan, ở cả những nơi “bờ xôi, ruộng mật”, doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực không phải nhiệm vụ chính…
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (đoàn Lạng Sơn) băn khoăn, liệu việc nhiều tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đầu tư vốn vào những lĩnh vực không phải nhiệm vụ chính của mình như vậy có phải là đầu tư dàn trải không. Trách nhiệm của Bộ trưởng và Bộ Kế hoạch-Đầu tư trong vấn đề này ra sao?.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (đoàn Hải Phòng) cũng chất vấn: “Ý kiến của Bộ trưởng về con số 16 tập đoàn kinh tế và tổng công ty đầu tư vào các lĩnh vực nóng như: tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản với tổng số tiền lên tới hơn 15.000 tỷ đồng (tính đến hết năm 2007). Một số tiền lớn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, sản xuất nhưng không sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Vậy tại sao các tập đoàn kinh tế đó không tập trung vào lĩnh vực chính của mình, hoặc lĩnh vực gần kề, nếu gặp rủi ro lớn, nguồn vốn của Nhà nước sẽ bị ảnh hưởng. Hướng chỉ đạo của Bộ về vấn đề này như thế nào?”.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc thừa nhận, cần phải xem lại vấn đề đầu tư của một số DNNN, tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa nghề vì “chưa chuẩn”. “Báo cáo của chúng tôi đã nêu, tình trạng DNNN đầu tư vào một số lĩnh vực không đúng ngành nghề kinh doanh tỷ lệ hơi cao, gây khó khăn cho hoạt động chung của hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng tới cân đối vĩ mô chung. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế ở DNNN có phân cấp, Hội đồng Quản trị của các doanh nghiệp đó tự quyết định và chịu trách nhiệm đầu tư của doanh nghiệp mình mà không có cơ chế giám sát. Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết, Bộ đang nghiên cứu một cơ chế quản lý để khắc phục. Đối với hoạt động của tập đoàn, Chính phủ đang giao cho Bộ KH- ĐT nghiên cứu một Nghị định dự kiến sẽ trình vào tháng 7 tới về quy chế hoạt động của các Tập đoàn Nhà nước.
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc phân tích thêm, việc thành lập các tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa nghề là đúng theo nghị quyết Đại hội 10, nhưng còn một vế bị quên mất là phải đa sở hữu. "Tập
Quốc hội đã nhất trí danh sách các Bộ trưởng “đăng đàn” trong kỳ chất vấn này là Bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giầu, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Sau khi các Bộ trưởng trả lời chất vấn, Thủ tướng Chính phủ cũng trực tiếp “đăng đàn”, phát biểu giải trình làm rõ thêm các vấn đề thuộc về điều hành quản lý vĩ mô. |
đoàn ở nước ngoài hình thành là để cạnh tranh quốc tế, trong tập đoàn không có người chủ duy nhất. Trong khi đó ở Việt Nam lại đang có người chủ duy nhất. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm vì không có người kiểm soát. Đi theo xu thế này là đổ vỡ".
Chưa hài lòng với câu trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết chất vấn thêm: "Vậy trách nhiệm của Bộ trưởng thế nào trong việc thiếu kiểm soát hoạt động đầu tư của tập đoàn". Trả lời câu hỏi này, ông Võ Hồng Phúc cho rằng "Bộ Kế hoạch Đầu tư được giao nhiệm vụ là xây dựng dự thảo nghị định về cơ chế hoạt động tập đoàn kinh tế nhà nước. Còn Bộ Tài chính quản lý vốn của nhà nước, trong đó có vốn của tập đoàn".
Chỉ số giá tăng cao- Thủ tướng cũng phải giật mình
Nhiều đại biểu chất vấn về trách nhiệm của Bộ KH- ĐT trong việc không quan tâm đúng mức tới công tác nghiên cứu, dự báo thông tin thị trường khiến lạm phát gia tăng, chỉ số giá tiêu dùng khó kiểm soát.
Đại biểu Nguyễn Đức Hiền (đoàn Quảng Ngãi) chất vấn: “Với trách nhiệm là Bộ tổng hợp về kinh tế vĩ mô, tham mưu xây dựng chiến lược KT-XH của đất nước, đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ trách nhiệm của Bộ về vấn đề này và hướng khắc phục trong thời gian tới, trong đó có việc phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan và tổ chức thông tin cảnh báo sớm về kinh tế-xã hội tại bộ mình để góp phần khắc phục tồn tại như báo cáo đã nêu”.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc chobiết Bộ KH- ĐT đã có những cảnh báo từ giữa năm 2007 và các biện pháp kiềm chế đã thực hiện tốt trong quí 3-2007, nhưng đến ba tháng cuối năm lại bị buông lỏng, dẫn đến chỉ số tăng tới 5% trong 3 tháng “khiến cả Thủ tướng Chính phủ cũng phải giật mình”. Hướng khắc phục của Bộ là đẩy mạnh công tác dự báo kinh tế và thắt chặt quản lý ở các khâu, và trên hết là cần sự nỗ lực, phối hợp nhịp nhàng từ các bộ khác.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Hữu Nhị (đoàn Nghệ An) về dự báo tình hình lạm phát thời gian tới, Bộ trưởng Phúc cho biết, đến thời điểm này, lạm phát đang ở mức gần 16%. Chính phủ đang đánh giá tình hình từ nay đến cuối năm. "Hiện còn 7 tháng nữa, do đó mức lạm phát thấp nhất năm nay là 22%, nhưng phải quyết tâm thật cao thì mới có thể giữ được".
Chính phủ chủ trương không lấy đất nông nghiệp đặc biệt để làm sân golf
Đại biểu Lê Quốc Dung (đoàn Thái Bình) chất vấn Bộ trưởng Võ Hồng Phúc về tình trạng phát triển sân golf tràn lan hiện nay, lấy đi rất nhiều đất rừng và đất trồng lúa.
Theo đại biểu Dung, đến nay cả nước có 141 sân golf ở 39 tỉnh, sử dụng 49.268 ha đất, trong đó 2.625 ha đất trồng lúa. Trong 16 năm qua, Thủ tướng chỉ cấp 34 dự án, nhưng từ tháng 7-2006 đến tháng 5-2008, các địa phương đã cấp 104 dự án. Điều đáng lo ngại là hiện vẫn chưa có bất kỳ quy định nào về quy hoạch sân golf, vì thế có tỉnh có 10 sân golf và có những sân golf nằm trong khu dân cư- mà sân golf gây ô nhiễm rất lớn. Trong khi đó, các dự án về trường học, nhà mẫu giáo, bệnh viện… được xem xét chậm. Đại biểu Dung cho rằng thực tế cho thấy, quản lý nhà nước trong lĩnh vực này hiện đang rất bất cập, gây bức xúc cho người dân.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho rằng trong số các sân golf đã cấp phép, có 77 sân golf từ trước, trong đó có hơn 10 sân golf của ngân hàng, một số sân golf liên doanh, phần còn lại khoảng 34 sân golf là đầu tư trong nước. Trước đây, khi chưa phân cấp, sân golf thuộc dự án ngã ba, theo quy định về vốn, tính chất ngành nghề, diện tích chiếm đất.
Đối với những sân golf trước đây phân cấp ngã ba, được căn cứ theo diện tích chiếm đất là 5 ha, trên 5 ha phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ quyết định. Tuy nhiên, chủ trương của Chính phủ là không lấy đất nông nghiệp đặc biệt để làm sân golf. Những sân golf trước đây đều lấy đất đất nông nghiệp bạc màu.
Về cách quản lý đầu tư sân golf, Bộ trưởng Phúc cho rằng sân golf được xếp vào loại được kinh doanh đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng không được phê duyệt, mà giao cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh phê duyệt và quyết định đầu tư, nhưng phải nằm trong quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất cũng được tiến hành rất chặt chẽ, Chính phủ căn cứ vào quy hoạch đó để quản lý sử dụng đất từng tỉnh, từng địa phương.
Tránh để Thủ tướng “giật mình” nhiều quá
Đánh giá về phần chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng, Bộ trưởng trả lời tự tin, có nhiều tư liệu, trao đổi thẳng thắn, nhưng câu hỏi còn phân tán, chưa tập trung. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ KH- ĐT cần quan tâm hơn đến việc thực thi các biện pháp chống lạm phát thuộc trách nhiệm của Bộ là công tác dự báo, tránh để Thủ tướng giật mình nhiều quá là không có lợi.
Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cũng “nhắc nhở” Bộ trưởng KH- ĐT quan tâm thực hiện tốt những vấn đề đại biểu Quốc hội mong muốn, không nên trả lời theo kiểu “hiện đang trình”, “đang soạn”, “đang ở trên bàn Thủ tướng” để cử tri phải chờ đợi./.
Cẩm Thuỷ- Thanh Hà