Dưới đống đổ nát này là hàng trăm công nhân bị vùi lấp. Ảnh: Sáu Nghệ

>> Thủ tướng : Khẩn trương cứu chữa nạn nhân, xử lý trách nhiệm
>> Cục trưởng Cục giám địnhxây dựng: Không thể hình dung nổi!
>> Chùm ảnh từ hiện trường

Vào7giờ 45 sáng nay (26-9), đường dẫncầu Cần Thơ phíaVĩnh Long dài 90 m nặng hàng trăm tấn đổ sập, chôn vùi gần 200 công nhân đang thi công. Đến 14 giờ 30 đã có 38 người chết và 174 người bị thương. Đây là tai nạn khủng khiếp nhất trong lịch sử thi công cầu tại nước ta.

Số người bị thương được điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9), Bệnh viện tư nhân Tây Đô và Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Một số công nhân bị thương nặng đã được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh).

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Phát kịp thời có mặt tại hiện trường chỉ đạo khắc phục hậu quả. Nhiều cán bộ lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Cần Thơ trực tiếp đến các bệnh viện chỉ đạo, đồng thời động viên đội ngũ y bác sĩ trong quá trình cấp cứu, điều trị người bị nạn.

Theo nguồn tin của PV TPO, hiện tất cả những người tử nạn đều được chuyển tới Viện quân Y 121 để thực hiện giám định pháp y. Tuy nhiên vì số người chết quá nhiều nên không đủ bác sĩ pháp y để giám định kịp thời.

Chiều nay (26-9)chính quyền địa phương đã quyết định hỗ trợ bước đầu cho thân nhân những người thiệt mạng là 2 triệu đồng/người, Cty Dược Hậu Giang cũng hỗ trợ 3 triệuđồng/người.

4 người chết đầu tiên được tìm thấy từ đống đổ nát tại hiện trường. Ảnh : Sáu Nghệ

13:00:Đã có ít nhất 22 người thiệt mạng. Xe cấp cứu vẫn liên tục hoạt động trên các tuyến đường dẫn về các bệnh viện lớn tại thành phố Cần Thơ, chứng tỏ vẫn còn tìm thấy người bị thương tại hiện trường. UBND thành phố Cần Thơ đã huy động toàn bộ các y, bác sĩ tại 4 bệnh viện lớn tại Cần Thơ gồm:

Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ, Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9), Bệnh viện tư nhân Tây Đô cùng lực lượng sinh viên Đại học Y Dược Cần Thơ với hàng trăm người, túc trực cấp cứu tại các bệnh viện và có mặt tại hiện trường, tiếp tục sơ cứu những công nhân mới được tìm thấy trong đống đổ nát.

Lực lượng công an, cảnh sát cơ động thuộc thành phố Cần Thơ, bảo vệ thuộcCty bảo vệ Tây Sơn tại Cần Thơ với hàng trăm người đã sử dụng hàng chục tàu cao tốc, ca nô liên tục chuyển người bị thương đến bệnh viện; chuyển thi thể những người xấu số đến nơi khâm liệm.

11:30:Tại Bệnh viện Quân y 121 Cần Thơ, có thêm 4 công nhântử nạn, nâng tổng số người thiệt mạng lên 15 người. Tại tất cả các bệnh viện của TP Cần Thơ đã quá tải, SởY tếhuy động toàn bộ lực lượng y, bác sĩ tham gia cấp cứu nạn nhân.

Ngân hàng máu của các bệnh viện đang được huy động tối đa nhưng vẫn thiếu. Hàng trăm công nhân chấn thương rất nặng và phải mổ cấp cứu khẩn cấp. Tại bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, hàng người chết ngày một dài thêm. 8 phòng mổ của bệnh viện này đã nêm chặt người.

Giữa trưa,hàng ngàn người dân tập trung đông nghẹt bến Ninh Kiều mong ngóng những chuyến tàu chở các công nhân bị thương vào bờ. Những công nhân may mắn thoát nạn ngồi bệt xuống nền đất, những đôi mắt đỏ ngầu vô hồn nhìn về phía hai trụ cầu giữa sông.

Tài, anh công nhân đến từ Nam Định không đứng vững, bíu lấy lan can bến tàu gào lên thảm thiết. Anh kể lại: Đang làm việc phía bên trên đường dẫn thì nghe đánh sầm một cái. Anh bị một khối bê tông rớt vào đầu, ngất xỉu. “Có hơn 150 anh em ở bên dưới” - Tài nấc nghẹn. Giữa sông, những chiếc tàu lớn nhỏ quần thảo liên tục. Hàng trăm chiếc cáng cứu thương rỉ máu chạy liên tục...

Bênh cạnh tôi, kỹ sư Nguyễn Tài Tập một tay nghe điện thoại, một tay gạt nước mắt. Tiếng đầu dây bên kia: “Đã tìm được thàng Hùng chưa em?”. Im lặng. Anh Tập chạy về phía bến tàu để nhìn người bị thương mới được đưa lên. 60 công nhân của đội anh đang nằm trong đống đổ nát.

Kỹ sư Nguyễn Tài Tập của nhà thầu VSL, là người phụ trách giám sát một đội thi công đường dẫn vào cầu, nơi có hàng trăm công nhân của 4 nhà thầu đang làm việc. Anh kể: Khi tất cả các công nhân vào làm việc dưới thân đường dẫn được 15 phút thì tất cả phần bê tông trên mặt đường, cốt thép đỡ và giàn giáo cùng đổ sập. Anh chỉ kịp nghe một tiếng “ầm” chát chúa, toàn bộ đường dẫn đã đổ xuống.

Phần đường dẫn từ bờ Vĩnh Long ra trụ cầu chính được đổ bê tông từ 2 ngày trước. Anh Tập cho biết nguyên nhân có thể là do giàn giáo đỡ quá yếu và mưa lớn trong ngày hôm qua làm sụt lún một phần móng.

Hiện tại, công tác cứu nạn vẫn đang được tiến hành. Do phần đổ nát quá lớn, chính quyền 2 tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ đã huy động toàn bộ lực lượng hàng ngàn người túc trực tại hiện trườngkhẩn trương cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu nạn nhân trong vụ tai nạn nghiêm trọng này.

Khẩn trương cấp cứu người bị nạn. Ảnh : Sáu Nghệ

11:00: Phóng viên quan sát tại hiện trường, nhận thấy có gần 30 công nhân thi công nhịp dẫn cầu Cần Thơ đã tử vong, được các ngành chức năng chuyển đến nơi khâm liệm. Hiện trường vẫn còn ngổn ngang sắt thép, bê tông, gỗ và vẫn chưa được thu dọn. Nhiều công nhân may mắn sống sót cho biết: dưới đống đổ nát có thể còn nhiều công nhân đã chết hoặc bị thương còn mắc kẹt.

Cho đến giờ này, cơ quan chức năng vẫn chưa thống kê được có bao nhiêu người chết và bị thương trong tai nạn này. Nhưng có ít nhất 36 người đang được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ; trên 40 người đang được cấp cứu tại Quân y viện 121, Bệnh viện tư nhân Tây Đô, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ.

Con số thương vong chắc chắn còn tăng cao gấp nhiều lần vì hàng trăm công nhân vẫn đang bị vùi dưới đống đổ nát. 80 công nhân thi công cầu Cần Thơ đã được chuyển đến các bệnh viện của 2 tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ.

Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, là cầu dài nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008.

Theo TP

Vài nét về công trình cầu Cần Thơ * Vị trí: Bắc qua sông Hậu, nối liền tỉnh Vĩnh Long và TP Cần Thơ, cách bến phà Cần Thơ hiện tại 3,2 km về phía hạ lưu.

* Chiều dài toàn bộ tuyến dự án là 15,85 km; tổng chiều dài cầu 2.750 m, trong đó cầu dây văng dài 1.010m, cầu dẫn 1.630m.

* Khổ cầu rộng 23,1m trong đó có bốn làn xe, mỗi làn 3,5m và hai lề bộ hành, mỗi lề 2,75m.

* Khổ thông thuyền: 30x300 m và 39x110m.

* Tốc độ xe chạy theo thiết kế: 80 km/h (qua các khu dân cư 60km/h).

* Kỹ thuật: Cầu được thiết kế vĩnh cửu theo dạng dây văng, mặt cầu hỗn hợp dầm thép và bêtông cốt thép dự ứng lực.

* Trụ tháp: dạng hình chữ Y ngược, cao 164,8m tính từ bệ cọc.

* Vốn đầu tư: khoảng 300 triệu USD, tương đương 4.841 tỷ đồng.

* Thời gian thực hiện: 2004 - 2008.