Trong thời gian công tác tại Đồn Biên phòng 719 (Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Gia Lai), tôi có một kỷ niệm không bao giờ quên, đó là việc "kết nghĩa anh em" với đồng bào dân tộc. Theo phong tục người Gia-Rai ở đây, khi nhận anh em kết nghĩa, người đó phải mổ heo, gà làm lễ cúng Giàng khá tốn kém, nên chỉ huy đơn vị muốn tôi nhận lời để thông qua đó vận động gia chủ và bà con địa phương từ bỏ phong
QĐND - Trong thời gian công tác tại Đồn Biên phòng 719 (Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Gia Lai), tôi có một kỷ niệm không bao giờ quên, đó là việc "kết nghĩa anh em" với đồng bào dân tộc. Theo phong tục người Gia-Rai ở đây, khi nhận anh em kết nghĩa, người đó phải mổ heo, gà làm lễ cúng Giàng khá tốn kém, nên chỉ huy đơn vị muốn tôi nhận lời để thông qua đó vận động gia chủ và bà con địa phương từ bỏ phong tục lạc hậu, tốn kém này.
Lễ kết nghĩa giữa Puih Huên và “người anh em Biên phòng” diễn ra thật giản dị mà ấm áp nghĩa tình: Puih Huên cởi vòng tay đang đeo quàng vào tay tôi như một thông điệp gửi gắm, “ràng buộc” tình cảm và Puih Huên đặt tên tôi là Puih Mạnh. Từ ngày trở thành "người con của Gia Rai", tôi được anh Puih Huên dạy tiếng dân tộc Gia Rai và thực hiện 4 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào).
Kể từ ngày đó, không chỉ gia đình Puih Huên mà còn nhiều gia đình người Gia Rai từ bỏ phong tục lạc hậu. Puih Huên còn cung cấp nhiều tin tức nóng hổi liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn; thông qua đó, giúp đơn vị xử lý kịp thời những tình huống xảy ra, nhất là có những việc vừa mới manh nha.
Việc kết nghĩa với người anh em Puih Huên không chỉ là kỷ niệm một thời gắn bó với bà con người Gia Rai, mà còn là bài học kinh nghiệm cho anh em đơn vị chúng tôi làm công tác tuyên truyền, vận động quần chúng sau này.
BÙI HỒNG MẠNH