Điều đó dẫn tới năng suất lao động bình quân của Việt Nam không cao bằng các nước phát triển. Tuy nhiên, với con số thống kê về năng suất lao động của Việt Nam còn thấp hơn cả Lào, thì đây quả thật là vấn đề phải suy nghĩ.

Đại biểu Hoàng Văn Cường.

Tôi đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về cách tính năng suất lao động. Thực tế, chúng ta tính năng suất lao động bằng cách lấy GDP chia cho số lao động. Trong tính GDP, chúng ta đang bỏ đi một phần rất lớn gọi là kinh tế phi chính thức. Ví dụ, người nông dân ngoài làm nông nghiệp còn làm thêm vào thời gian nông nhàn với những công việc không chính thức. Họ làm giúp việc, buôn bán, kinh doanh nhỏ, thậm chí có nhiều người kinh doanh rất lớn ở trên mạng nhưng không được tính vào GDP làm cho con số năng suất lao động còn thấp.

Tôi cho rằng, cần gắn các trường đào tạo nghề với các doanh nghiệp, không phải đào tạo theo những gì các trường có khả năng, mà phải xem doanh nghiệp đang cần cái gì, đang yêu cầu như thế nào. Các trường đào tạo phải có công nghệ, máy móc gần nhất với thực tế tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp nằm trong một công đoạn của quá trình đào tạo. Đây là yếu tố đào tạo theo đúng nhu cầu của xã hội. Tất nhiên, chúng ta rất cần phải nâng cao chất lượng đào tạo để có được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển đất nước.

DƯƠNG LÂM (lược ghi)