Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 4 Nghị định số 162/2018/NĐ-CP ngày 30-11-2018 của Chính phủ, như sau:
1- Đối với mỗi hành vi VPHC trong lĩnh vực HKDD, cá nhân, tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo và phạt tiền.
2- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật VPHC, phương tiện được sử dụng để VPHC.
3- Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức VPHC còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên tàu bay và trên phương tiện, thiết bị;
+ Buộc tái xuất tàu bay, động cơ, cánh quạt của tàu bay đã được nhập khẩu vào Việt Nam;
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình được xây dựng, lắp đặt không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
+ Buộc trả lại đồ vật, thiết bị hoặc tài sản đã trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép;
+ Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm hoặc buộc trả lại phần mặt bằng;
+ Buộc thực hiện bảo trì công trình;
+ Buộc tổ chức kiểm tra lại, thi lại;
+ Buộc hủy bỏ kết quả kiểm tra, thi;
+ Buộc thu hồi chứng chỉ hành nghề đã cấp;
+ Buộc hủy bỏ kết quả khám, giám định sức khỏe;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được;
+ Buộc thực hiện bảo dưỡng và lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay.
QĐND