Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 4, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” của Văn phòng Đăng ký đất đai - Chi nhánh huyện Thanh Trì. Ảnh minh họa: hanoimoi.com.vn. 

Thứ hai, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm: Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức; số lượng viên chức cần tuyển ở từng vị trí việc làm; số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển; tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm; hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển; các nội dung khác (nếu có).

* Bạn đọc Thái Đức Quý ở xã Khánh Hội, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, hỏi: Mức xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động công chứng được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 12, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ, hành vi cản trở hoạt động công chứng bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Mức xử phạt trên cũng áp dụng với một số hành vi sau: Giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng; giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch để công chứng hợp đồng, giao dịch; giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng; yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng hợp đồng, giao dịch; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng bản dịch.

QĐND