Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Phòng thủ dân sự. Cụ thể như sau:

Cá nhân có các quyền sau đây:

a) Tiếp cận thông tin về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật;

b) Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do sự cố, thảm họa theo quy định của pháp luật;

c) Được hưởng tiền công lao động khi tham gia hoạt động phòng thủ dân sự theo quyết định huy động của người có thẩm quyền;

d) Được hoàn trả trang thiết bị, tài sản đã huy động ngay sau khi kết thúc việc ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa; trường hợp trang thiết bị, tài sản đã huy động bị thiệt hại hoặc tiêu hao thì được bồi thường, thanh toán theo quy định của pháp luật;

đ) Khi tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa nếu bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; nếu bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì được xem xét, hưởng chế độ, chính sách theo quy định.

* Bạn đọc Mai Thị Anh ở thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, hỏi: Công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong trường hợp nào?

Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ. Cụ thể, công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ;

b) Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên;

d) Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

đ) Người làm công tác cơ yếu.                                               

QĐND

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Bạn đọc xem các tin, bài liên quan.