    |
 |
Người dân thôn Thủy Trầm chuẩn bị xuất cá chép đỏ cho thương lái. |
Thôn Thủy Trầm có hơn 200 hộ nuôi cá chép đỏ với diện tích khoảng 30ha. Cá chép đỏ bố, mẹ nuôi từ đầu năm, đến giữa năm thì cho sinh sản. Sau khi cá nở khoảng một tháng được nuôi ươm đến cuối năm, dịp tháng Chạp thì xuất cho thương lái, bán đi các tỉnh. Ông Bùi Văn Chữ ở thôn Thủy Trầm cho biết: “Cá chép đỏ dễ nuôi, sức đề kháng cao, phàm ăn. Chúng ăn được các loại rau, củ, quả nghiền thành bột, bèo tây, bèo tấm và cám công nghiệp. Mỗi sào nuôi đạt 80-100kg và bán với giá dao động 100.000-200.000 đồng/kg. Trừ chi phí, người nuôi thu lãi 12-15 triệu đồng/sào”.
Xã Tuy Lộc đã nổi tiếng là làng nghề chăn nuôi cá chép đỏ được nhiều người biết đến. Người dân nơi đây còn nuôi, tạo giống nhiều loại cá khác, cũng cho thu nhập cao. Họ nuôi xen canh cá trôi, trắm, trê... và bán quanh năm. Nhiều lao động trong xã có việc làm và thu nhập ổn định tại các trại cá giống với mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Bài và ảnh: HÀ THIỆN HÙNG
Sáng 14-1 (tức 23 tháng Chạp), tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức Nghi lễ thả cá chép truyền thống tại Hồ Sen và Lễ dựng cây nêu (Thượng tiêu)-nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán, báo hiệu ngày Tết chính thức bắt đầu.