Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 17, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý xê dịch các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tự ý xê dịch, tháo dỡ cột dây điện thoại, điện tín, cột đèn, hàng rào của các cơ quan nhà nước hoặc các công trình công cộng khác;
b) Tháo dỡ, phá hủy hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức;
c) Phá hoại, làm hư hỏng tài sản, hiện vật tại mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; leo trèo hoặc thực hiện các hành vi khác tác động lên cổng, cửa, tường rào của mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu khi chưa được phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 điều này.
* Bạn đọc Đoàn Hữu Sơn ở xã Ân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thiết lập, bảo trì báo hiệu đường thủy nội địa?
Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 10, Nghị định số 139/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thỏa thuận thông số kỹ thuật hoặc phương án bố trí mỗi báo hiệu trước khi thiết lập báo hiệu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì hoặc không thiết lập mỗi báo hiệu theo quy định.
QĐND