Công viên Sơn La được xây dựng tại cuối đường Y Ơn, thuộc phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), có diện tích 2,8ha, do Công ty Cổ phần Đô thị và Môi trường Đắk Lắk làm chủ đầu tư, với kinh phí 25 tỷ đồng.
Công trình khởi công năm 2012, khánh thành và đưa vào hoạt động năm 2019. Do thi công chậm tiến độ trong thời gian dài, nhiều hạng mục không được duy tu, bảo dưỡng nên chỉ sau 4 năm kể từ thời điểm khánh thành, nhiều hạng mục của công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Theo quan sát cho thấy, nhiều vị trí bề mặt nền công viên bị sụt lún, bong tróc gạch lát; khu vực vệ sinh bị mất cửa, không có nước; 11 bể phun nước trong công viên đều bị hư hỏng thành và đáy bể.
Ông Bùi Văn Quý, Giám đốc Công ty Cổ phần Đô thị và Môi trường Đắk Lắk-đơn vị quản lý công viên-cho biết: “Hiện nay, Công ty đã thống kê các hạng mục xuống cấp, lập dự toán kinh phí tu sửa để báo cáo UBND thành phố Buôn Ma Thuột bố trí kinh phí sửa chữa, cải tạo”. Việc công viên Sơn La mới đưa vào khai thác đã xuống cấp cũng cần xem xét trách nhiệm tập thể và cá nhân đối với chất lượng công trình.
 |
Nhiều hạng mục công trình công viên Sơn La (phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột) xuống cấp sau 4 năm đưa vào hoạt động. |
Bài và ảnh: BÌNH ĐỊNH
Nông nghiệp hữu cơ đã và đang là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, sau gần 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030, các địa phương trên cả nước, trong đó có tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nông nghiệp hữu cơ hiệu quả, tuy nhiên còn chưa tương xứng với kỳ vọng.