Sau khi có nội dung, kịch bản, cần tập trung lựa chọn, hướng dẫn, bồi dưỡng cho người chủ trì, người dẫn chương trình và các đồng chí phát biểu nòng cốt, các ý kiến phản biện... để không khí tranh luận, thảo luận luôn sôi nổi, hấp dẫn.

leftcenterrightdel
 Một buổi tọa đàm do Tiểu đoàn Đặc công 409, Bộ Tham mưu Quân khu 5 tổ chức. Ảnh: VIỆT HÙNG

Mạnh dạn đề xuất, “đặt hàng” cấp trên, các chuyên gia, cựu chiến binh, cán bộ địa phương, những người am hiểu về nội dung, lĩnh vực tọa đàm, diễn đàn tham gia phát biểu ý kiến, thảo luận cùng bộ đội. Đặc biệt, cấp trên phải luôn dân chủ, cởi mở, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên tham gia trao đổi, thảo luận; tránh tình trạng ác cảm, phê phán, đánh giá không tốt đối với những đồng chí có ý kiến trái chiều, không đồng thuận.

Những đề xuất, nguyện vọng chính đáng, phù hợp của bộ đội cần được quan tâm, lĩnh hội, giải quyết kịp thời, thỏa đáng trong phạm vi, quyền hạn, khả năng của cấp ủy, chỉ huy đơn vị. Có như vậy, lần sau bộ đội mới hào hứng, sẵn sàng tham gia phát biểu, tranh luận.

Thượng úy TRƯƠNG QUANG THIÊN, Chính trị viên Đại đội 2, Tiểu đoàn Đặc công 409, Bộ Tham mưu Quân khu 5