Điều 11 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10-5-2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân quy định:
- Bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội trước ngày 1-1-1995, tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối.
- Bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-1995 đến ngày 31-12-2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối.
- Bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2001 đến ngày 31-12-2006, tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối.
 |
Ảnh minh họa: Tạp chí Tài chính |
- Bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2007 đến ngày 31-12-2015, tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối.
- Bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2016 đến ngày 31-12-2019, tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối.
- Bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2020 đến ngày 31-12-2024, tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội từ ngày 1-1-2025 trở đi, tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
THANH HẢI
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Bạn đọc xem các tin, bài liên quan.
Đại biểu Hà Ánh Phượng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ cho rằng, thực hiện cải cách tiền lương lần này, cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đại biểu Quốc hội đề nghị Hội đồng Tiền lương quốc gia sớm thương lượng, trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động, thực hiện đồng thời với cải cách tiền lương ở khu vực công từ ngày 1-7-2024.