Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân để giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Những hình ảnh, hiện vật của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn, của người dân sử dụng để nấu ăn, đun nước phục vụ cán bộ, thương binh tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi là những kỷ vật thiêng liêng, là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam.
Báo Quân đội nhân dân Điện tử trân trọng giới thiệu một số hiện vật của các chiến sĩ, người dân đã từng tham gia chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968.
 |
Ảnh Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 11 (đặc biệt) họp bàn về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng Việt Nam, từ ngày 25 đến 27-3-1965. |
 |
Nồi đồng của mẹ Trần Thị Xân ở thôn Đông, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam dùng để nấu ăn, đun nước phục vụ cán bộ, thương binh tại trạm phẫu cơ quan dân y tỉnh Quảng Đà (Quảng Nam - Đà Nẵng), từ năm 1965 - 1968. |
 |
Thùng đạn của Đội biệt động mật Sài Gòn đã dùng đựng vũ khí chi viện cho các đơn vị Quân giải phóng trong cuộc Tổng tiến công Xuân năm 1968. |
 |
Súng tiểu liên AR 15 (Mỹ): Tiểu đoàn 1, tỉnh Trà Vinh thu được trong trận tập kích diệt gọn Trung đoàn 4, Sư đoàn 9 Ngụy tại chùa Chiêm, ngoại ô thị xã Trà Vinh đêm mùng 4 rạng ngày 5-5-1968 - trận mở đầu đợt 2 tổng tiến công và nổi dậy của tỉnh. |
 |
Quần áo của đồng chí Nguyễn Văn Quang, anh hùng Quân giải phóng sử dụng khi tham gia chiến đấu trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Bà Rịa. |
 |
Chiếc đài của đồng chí Lê Văn Thanh, Tham mưu phó Quân khu Sài Gòn-Gia Định sử dụng nghe tin tức quân sự trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. |
 |
Súng DKB, Tiểu đoàn 7 pháo binh miền Đông Nam bộ dùng bắn vào sân bay Đông Dù, sân bay Tân Sơn Nhất trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. |
 |
Nắp hầm bí mật của gia đình bà Lê Thị Vịt ở thôn Đồng Tiến, Thủy Phương, Hương Phủ, Bình Trị Thiên. Căn hầm này đã giấu 12 cán bộ để bí mật đánh vào Thành phố Huế, Xuân Mậu Thân 1968. |
 |
Loa phóng thanh của chị Lê Thị Huệ, phụ trách phong trào cơ sở ở phường 17, Mai Xuân Thưởng, quận 6, TP Hồ Chí Minh dùng kêu gọi ủng hộ quân giải phóng, vận động binh lính địch đầu hàng trong cuộc tổng tấn công Xuân Mậu Thân 1968. |
 |
Nắp hầm bí mật gia đình ông Trần Văn Miên, ở số nhà 348/39, đường Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh dùng cất giấu vũ khí cho đơn vị 79, Quân giải phóng tấn công Bộ Tổng tham mưu ngụy Xuân Mậu Thân 1968. |
 |
Búa tạ của Đại đội 9, Tiểu đoàn 198, Trung đoàn xe tăng 203 dùng để thay thế mắt xích bị vỡ trên đường hành quân dài 1350 km từ Lương Sơn (Hòa Bình) vào chiến trường Quảng trị năm 1968. |
 |
Xe máy của đồng chí Ba Tung (Biệt động Sài Gòn) sử dụng tham gia vào trận tập kích vào Sở Bưu điện Sài Gòn, Xuân Mậu Thân 1968. |
 |
Ống nhòm của đồng chí Phạm Văn Trà, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 309, Trung đoàn 1, Quân khu 9 sử dụng khi đi trinh sát, kiểm tra chiến trường, chỉ huy bộ đội chiến đấu từ năm 1966-1975. |
 |
Gùi của ông Hồ A Nhưa, dân tộc Vân Kiều thuộc bản Tà Côi (Hướng Hóa, Quảng Trị) dùng gùi đạn, pháo, mắt xích xe tăng phục vụ Tiểu đoàn 198, Trung đoàn xe tăng 203 tham gia chiến đấu tiêu diệt cứ điểm Làng Vây năm 1968. |
 |
Cối, chày của gia đình già làng Kpắc Dích, làng Pleiquao-La Băng, ChưPrông, Gia Lai sử dụng giã gạo, sắn ủng hộ bộ đội, du kích đánh địch tại Khu 5 từ năm 1965-1975. |
KHÁNH HUYỀN