Gerald Ford – vị Tổng thống Mỹ cuối cùng có liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam cũng ngậm ngùi chấp nhận rằng: “Tình hình Nam Việt Nam là một thảm họa với những mức độ không thể tưởng tượng được”.
Tổng thống Mỹ thứ 36 Lyndon B. Johnson - người khởi động chiến lược "chiến tranh cục bộ" đưa quân viễn chinh Mỹ và quân một số nước đồng minh tham chiến ở miền Nam Việt Nam, đồng thời tiến công đánh phá miền Bắc, cũng chính là người phải ra lệnh chấm dứt ném bom miền Bắc và chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam, trước khi rời ghế Nhà Trắng đã phải thú nhận: “Kết thúc năm 1968, sau nhiều năm điều hành cuộc chiến tranh gay cấn nhất ở Việt Nam, tôi thực sự không tin mình có thể sống sót nếu ở lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa. Vì tình hình đen tối của chúng ta ở Việt Nam đã làm cho tôi phải căng thẳng suốt 1.886 đêm, ít khi được ngủ trước 2 giờ sáng”.
 |
Tổng thống thứ 36 của Mỹ Lyndon B. Johnson. Ảnh tư liệu |
Còn Gerald Ford – vị Tổng thống Mỹ cuối cùng có liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam cũng ngậm ngùi chấp nhận rằng: “Tình hình Nam Việt Nam là một thảm họa với những mức độ không thể tưởng tượng được”.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, người được coi là “kiến trúc sư trưởng” của cuộc chiến tranh ở Việt Nam, trong bài viết đăng trên tờ Sunday Time ra ngày 21-3-2004 khi hồi tưởng về cuộc chiến tranh ở Việt Nam thừa nhận rằng, nước Mỹ đã không đánh giá hết tinh thần chiến đấu của quân dân miền Bắc Việt Nam. Diễn biến chiến trường không theo đúng ý định của ông. Trong bộ phim The Fog of War (phim đoạt giải Oscar năm 2004), ông cũng đã nói rằng: “Chiến tranh ở Việt Nam là sai lầm lớn nhất của đời tôi”.
Còn tướng Hamilton H. Howze - người từng giữ chức Tư lệnh tập đoàn số 8, Tư lệnh Bộ chỉ huy quân đội Liên hợp quốc tại Nam Triều Tiên, được lục quân Mỹ coi là cha đẻ của chiến thuật cơ động đường không, trong bài viết đăng trên Tạp chí Lục quân Mỹ tháng 7 năm 1975, thú nhận rằng: “Cơn ác mộng (chiến tranh ở Việt Nam) đã chấm dứt”.
 |
Nhân dân Sài Gòn nổi dậy cùng Quân giải phóng làm chủ thành phố ngày 30-4-1975. Ảnh tư liệu |
Tướng William Westmoreland, cựu Tổng chỉ huy các lực lượng Mỹ ở miền Nam đã chia sẻ trên tờ Thời báo của Mỹ ra ngày 12-5-1975 như sau: “Thật là đau đớn nhưng cũng không đáng ngạc nhiên... Chúng ta đã thất bại”.
BẢO HÂN (tổng hợp)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục 50 năm đại thắng mùa Xuân 1975 xem các tin, bài liên quan.
Chiều 6-3, Ban Truyền hình Đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tổ chức buổi nói chuyện với ông Craig McNamara, tác giả cuốn sách "Because our fathers lied" (tựa đề tiếng Việt: Vì cha chúng tôi dối trá) về hành trình tìm sự thật về cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Mùa xuân 1975, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên khắp chiến trường, đập tan ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đại thắng mùa xuân 1975 là dấu mốc trọng đại trong tiến trình phát triển đi lên của dân tộc Việt Nam, là một trong những thành công xuất sắc nhất về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta.