Ông Nguyễn Hữu Lân, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP Hồ Chí Minh cho biết, số bệnh nhân lao được phát hiện hằng năm tại nước ta mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao ước tính, tức có hơn 40% bệnh nhân lao nằm trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị.
Thông tin này được đưa ra tại buổi họp truyền thông Ngày Thế giới phòng, chống lao 24-3-2024, được Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tổ chức vào ngày 22-3 tại TP Hồ Chí Minh.
 |
Chăm sóc bệnh nhân lao. Ảnh: suckhoedoisong.vn |
Theo ông Lân, số người mắc bệnh lao chưa được phát hiện này sẽ lây cho cộng đồng, đặc biệt là những người thân trong gia đình. Mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong việc phòng chống lao, với ước tính khoảng 75 triệu sinh mạng đã được cứu kể từ năm 2000, bệnh lao vẫn tiếp tục gây ra khoảng 1,3 triệu ca tử vong hằng năm và ảnh hưởng đến hàng triệu người khác trên toàn thế giới.
Đến hết năm 2023, Việt Nam xếp thứ 11/30 nước có số người bệnh lao cao nhất thế giới, xếp thứ 11/30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Ước tính năm 2023 cả nước có thêm 172.000 người mắc bệnh lao và khoảng 13.000 người tử vong do lao.
Hơn nữa, trên phạm vi toàn cầu, bệnh lao đa kháng thuốc đang là mối lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe cộng đồng, với chỉ khoảng 2/5 số bệnh nhân được tiếp cận điều trị vào năm 2022.
HẢI THANH
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.
Thông tin trên được đưa ra tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao (24-3) với chủ đề “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao” do Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Phổi Hà Nội phối hợp với Chương trình Chống lao quốc gia tổ chức ngày 21-3.
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.