Cụ thể các ca bệnh phân bố theo quận, huyện: Nam Từ Liêm (3),  Ba Đình (1), Tây Hồ (1).

Cụ thể, bệnh nhân N.V.H, nam, sinh năm 1980; địa chỉ: Phương Canh, Nam Từ Liêm. Bệnh nhân bán hàng nội thất Decor tại nhà, thường xuyên di chuyển lên Việt Trì Phú Thọ. Ngày 30-9, bệnh nhân đến Bệnh viện Medlatec làm xét nghiệm trước khi đi Phú Thọ, kết quả dương tính

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân. Ảnh: hanoimoi.com.vn 

Bệnh nhân N.A.T, nam, sinh năm 1986; địa chỉ: Mễ Trì, Nam Từ Liêm. Bệnh nhân là nhân viên chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Agribank chi nhánh 135 Lạc Long Quân, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy. Ngày 30-9 bệnh nhân đến Bệnh viện Medlatec để làm xét nghiệm, kết quả dương tính

Bệnh nhân S.J.P, nam, sinh năm 1966; địa chỉ: Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm. Bệnh nhân là quản lý tại Công ty Samom Tech, địa chỉ tại Nam An Khánh, Hoài Đức. Hàng ngày bệnh nhân đi làm tại công ty tiếp xúc nhiều người khác. Ngày 30-9 đến phòng khám Medicare làm xét nghiệm, kết quả dương tính .

Bệnh nhân T.Y, nam, sinh năm 1970; địa chỉ: Trúc Bạch, Ba Đình. Bệnh nhân làm việc tại công ty Toyota Tsusho, liễu Giai, Ba Đình. Ngày 30-9  đi  làm xét nghiệm kết quả dương tính.

Bệnh nhân K.M, nam, sinh năm 1991; địa chỉ: Quảng An, Tây Hồ. Bệnh nhân làm việc tại công ty Hoya Memory Disk Technologies Hưng Yên, đã nghỉ làm tại nhà 1 tháng nay. Ngày 30-9  đi  làm xét nghiệm kết quả dương tính.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27-4) đến nay, thành phố ghi nhận 3.980 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.608 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.372 ca.

Số ca mắc và tử vong tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương giảm mạnh

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính đến tối 30-9, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương có số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó. Cụ thể, TP Hồ Chí Minh giảm 327 ca, Bình Dương giảm 286 ca, Đồng Nai giảm 273 ca.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 8.892 ca/ngày. Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 790.755 ca nhiễm, đứng thứ 44/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/một triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ một triệu người có 8.034 ca nhiễm).

*Tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Bình Dương ghi nhận 211.056 ca mắc Covid-19, trong đó. 9.691 ca bệnh phát hiện qua khám tại cơ sở y tế, 26.176 ca bệnh phát hiện trong khu cách ly tạm thời cho người test nhanh dương tính, 136.771 ca bệnh phát hiện trong khu phong tỏa, 38.337 ca trong cộng đồng (chợ, khu không phong tỏa).

Trong đợt dịch này, Bình Dương có 2.001 ca tử vong và 183.590 bệnh nhân xuất viện về nhà. Hiện, Bình Dương đang có 1.268 khu vực phong tỏa gồm: Thuận An: 247; Phú Giáo: 8, Bàu Bàng: 0; Dĩ An: 585; Dầu Tiếng: 7; Bến Cát: 211; Tân Uyên: 102, Bắc Tân Uyên 7; Thủ Dầu Một: 101, với 114.903 người trong khu vực phong tỏa. Tổng số người hiện đang được cách ly: 12.171 người (424 F1, 6.496 test nhanh dương tính, 5.251 F0); có 4 xã/phường nguy cơ rất cao (vùng đỏ), 1 xã/phường nguy cơ cao (vùng cam), 8 xã/phường nguy cơ (vùng vàng) và 78 xã/phường bình thường mới (vùng xanh). Tính theo ấp/khu phố: hiện tại có 16 ấp/khu phố nguy cơ rất cao, 10 ấp/khu phố nguy cơ cao, 59 ấp/khu phố nguy cơ và 500 ấp/khu phố bình thường mới.

Tính đến ngày 30-9, Bình Dương có 169 trạm y tế lưu động được thành lập, trong đó có 21 trạm y tế lưu động trong khu/cụm công nghiệp. Các trạm y tế này có nhiệm vụ theo dõi, chăm sóc F0 cách ly tại nhà, hỗ trợ người dân khi cần thiết.

Quảng Ninh: Gần 93% dân số trong độ tuổi tiêm chủng ở đã được tiêm vaccine  

Đến ngày 29-9, kết thúc đợt tiêm chủng mũi 1 vaccine phòng Covid-19 diện rộng, tại Quảng Ninh, đã có hơn 940.000 người được tiêm ít nhất 1 mũi, đạt 92,7% số người từ 18 tuổi trở lên. Trong đó, có 171.000 người đã tiêm đủ 2 mũi, đứng thứ 6 toàn quốc về tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Quảng Ninh đang triển khai kế hoạch tiêm chủng đợt hai năm 2021.

Dự kiến, đợt tiêm chủng diện rộng mũi hai sẽ được tỉnh Quảng Ninh triển khai từ ngày 4-10 với tổng số mũi cần tiêm là 892.699, bao gồm đối tượng đã tiêm mũi 1 và trì hoãn tiêm chủng đợt 1. Ngành Y tế tiếp tục triển khai tiêm đồng loạt tại tuyến tỉnh; các huyện tiêm cuốn chiếu theo các xã, phường, đơn vị để tiết kiệm nguồn nhân lực và tổ chức tiêm gọn theo từng huyện.

Chăm sóc bệnh nhân hậu COVID-19 ở Bệnh viện Thống Nhất. Ảnh: Bộ Y tế 

TP Hồ Chí Minh: Số bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện dã chiến giảm

Cùng với số lượng ca mắc mới giảm và số người được xuất viện tăng khiến cho các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung điều trị Covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang giảm dần. Đây là tín hiệu vui ngay trước thềm thời điểm thành phố dần nới lỏng các biện pháp.

Cụ thể, tại Bệnh viện Dã chiến số 3, tại các bệnh viện dã chiến khác như số 1, số 8, số 10, số 12… bệnh nhân điều trị khỏi được xuất viện cũng tăng mạnh. Các ca cấp cứu được chuyển tầng kịp thời nên bình phục nhanh, hạn chế tối đa tử vong.

Theo kế hoạch của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, khi bệnh nhân mắc TP Hồ Chí Minh được xuất viện nhiều, thành phố sẽ tiến hành thu gọn các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung để sớm đưa các trường học, chung cư đã được trưng dụng trở lại trạng thái bình thường mới.

ấy mẫu xét nghiệm cho nhân viên y tế của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Ảnh:: Sở Y tế Hà Nội 

Ngày 30-9, tỉnh Thanh Hóa không ghi nhận ca mắc mới Covid-19

Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa, ngày 30-9-2021, trên địa bàn tỉnh không ghi nhận ca mắc mới Covid-19.

Tính từ ngày 27-4-2021 đến nay, Thanh Hoá ghi nhận 500 ca bệnh dương tính Covid-19 cộng dồn; 362 người điều trị khỏi ra viện; 5 ca tử vong; số bệnh nhân còn lại hiện đang điều trị tại Bệnh viện điều trị Covid-19 số 1 tỉnh Thanh Hóa.

Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã triển khai tiêm được hơn 555.000 liều vaccine phòng Covid-19. Trong 24 giờ qua đã thực hiện xét nghiệm bằng RT-PCR 2.538 mẫu tại các đơn vị y tế trong tỉnh.

Không yêu cầu xét nghiệm đối với người đã tiêm một mũi vaccine sau 3 tuần

Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải góp ý về nội dung dự thảo kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.  

Đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách, Bộ Y tế đề nghị có kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phương án xử lý khi có trường hợp mắc và đảm bảo phòng, chống dịch theo quy định; có cán bộ, bộ phận y tế để phối hợp với y tế địa phương xử trí khi có trường hợp mắc tại nơi làm việc.

Với hành khách đi tàu hỏa, máy bay, tàu biển (trừ tuyến từ bờ ra đảo và ngược lại), Bộ Y tế yêu cầu tuân thủ 5K và phải xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

Tại văn bản này, Bộ Y tế khẳng định không yêu cầu xét nghiệm đối với người đã tiêm một liều vaccine sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng.

Ngoại trừ đường hàng không áp dụng theo văn bản riêng, Bộ Y tế đề nghị cho phép hoạt động phương tiện giao thông công cộng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải tại địa phương, vùng có nguy cơ thấp và trung bình.

Cụ thể, tại địa phương/vùng có nguy cơ thấp và trung bình được hoạt động; các phương tiện công cộng hoạt động với tần suất dưới hoặc bằng 50% công suất tại địa phương, vùng có nguy cơ cao và dừng hoạt động tại địa phương, vùng có nguy cơ rất cao (trừ xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ có vách ngăn với khách, thanh toán điện tử). 

THÁI AN