Chiều 17-1, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên tổ chức “Tọa đàm Nhâm Dần: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ đề bảo tồn tại Việt Nam” nhằm thông tin, thảo luận giữa các chuyên gia, phóng viên báo chí về hoạt động bảo tồn hổ tại Việt Nam.
Theo thông tin tại tọa đàm, hơn 30 năm qua, quần thể hổ tự nhiên đã suy giảm mạnh trên toàn thế giới. Số liệu cập nhật mới nhất của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), tại Việt Nam, ước tính chỉ còn khoảng 5 cá thể hổ trong tự nhiên. Về số lượng hổ nuôi nhốt có đăng ký tại nước ta, theo thống kê của ENV, trong hơn 10 năm qua, số lượng hổ đã tăng mạnh từ 97 cá thể (năm 2010) lên 364 cá thể (năm 2021) tại 22 cơ sở, chủ yếu là các trang trại và sở thú tư nhân.
Bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết, hoạt động nuôi nhốt hổ không vì mục đích thương mại do các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện lại đang phát triển rất mạnh với số lượng hổ nuôi nhốt có đăng ký tăng dần qua các năm. Sắp tới đây, trong khuôn khổ chương trình quốc gia về bảo tồn hổ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, thống kê và lập hồ sơ quản lý toàn bộ số hổ đang được nuôi tại Việt Nam cũng như thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để quản lý, nhận dạng các cá thể hổ nuôi (thực hiện qua hồ sơ gen, hình ảnh, gắn chíp điện tử và gắn thẻ đánh dấu).
 |
Quang cảnh tọa đàm. |
Tại tọa đàm, các chuyên gia đã tập trung thảo luận và cho rằng, trong thời gian tới Chính phủ và các cơ quan chức năng cần hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan để thắt chặt quản lý hoạt động nuôi nhốt hổ tại Việt Nam.
Trước mắt, cần ban hành một chính sách cụ thể với hoạt động nuôi nhốt hổ. Trong đó, có quy định kiểm soát sinh sản đối với hổ nuôi nhốt nhằm đảm bảo duy trì số lượng hổ chỉ ở mức hỗ trợ cho công tác bảo tồn, cũng như xây dựng các cơ chế giám sát để đảm bảo các cơ sở không tham gia vào hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép. Về lâu dài, cần xem xét xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật riêng để quản lý toàn diện hoạt động của các cơ sở nuôi động vật hoang dã không vì mục đích thương mại trong đó có các cơ sở nuôi nhốt hổ để tạo tiền đề cho hoạt động của các cơ sở hợp pháp. Đồng thời, ngăn chặn việc các đối tượng lợi dụng vỏ bọc cơ sở nuôi hổ không vì mục đích thương mại để thực hiện các hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép.
Tin, ảnh: ĐOÀN THU THẢO
QĐND Online – Chiều 21-5, tại Vĩnh Phúc, Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNature) tổ chức Hội thảo “Phía sau nạn buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam”.
Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới đã kêu gọi các nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc bảo vệ loài hổ trong năm 2010, sau khi tổ chức này liệt kê loài hổ vào danh sách 10 loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới...
Tại cuộc họp cấp bộ trưởng giữa 12 quốc gia châu Á và CH Liên bang Nga tại Hua Hin Thái Lan bàn về phương thức bảo vệ loài hổ đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hôm qua 29-1, bộ trưởng các nước đã tuyên bố sẽ nhân đôi số lượng hổ hoang dã vào năm 2022 và trừng trị thẳng tay đối với những kẻ săn bắn loài hổ