Báo cáo tập trung phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc phân bổ công việc chăm sóc không lương và đưa ra những giải pháp thực tiễn giúp người phụ nữ giảm tải gánh nặng từ những công việc này.

leftcenterrightdel
Toàn cảnh buổi công bố báo cáo. 
Báo cáo nằm trong chuỗi nghiên cứu và khuyến nghị chính sách do Vụ Bình đẳng giới và ActionAid Việt Nam hợp tác thực hiện về công việc chăm sóc không lương từ năm 2016, dựa trên công thức 3R: R1- Recognition: Ghi nhận công lao của người phụ nữ và giá trị kinh tế về công việc chăm sóc không lương; R2: Reduction: chăm sóc không lương được giảm thiểu qua truyền thông, nâng cao nhận thức; R3: Redistribution: phân bổ lại nhiệm vụ thực hiện công việc chăm sóc không lương giữa các thành viên gia đình và tăng cường các dịch vụ công giúp giảm thiểu công việc nhà.

Báo cáo chỉ ra quan niệm việc nhà là việc của phụ nữ đã làm giảm đi sự cảm thông, chia sẻ, động viên đối với người phụ nữ trong gia đình. Nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ từ 60 tuổi trở lên, những người ngoài độ tuổi lao động là những người mang gánh nặng công việc chăm sóc không lương lớn nhất. 

leftcenterrightdel
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan phát biểu tại buổi công bố báo cáo. 
Phát biểu tại buổi công bố báo cáo, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan khẳng định: "Việc san sẻ, tạo điều kiện để giảm bớt gánh nặng công việc chăm sóc không lương với người phụ nữ là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, của cộng đồng và chính quyền các cấp. Những kết quả của nghiên cứu sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn toàn diện và tổng thể hơn trong việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, đóng góp vào việc thực hiện Mục tiêu 6 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 là: Đảm bảo bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ tình trạng bạo lực".

Tin, ảnh: BĂNG CHÂU