Từ ngày 17-6, công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) đã thí điểm xử lý phân hủy bùn hữu cơ thành khí CO2 và nước trên sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản. Đến nay lượng bùn trong khu vực thí điểm đã giảm mạnh. Cùng với đó, ngày 9-7 Công ty thoát nước Hà Nội đã mở cửa ống xả nước ở Hồ Tây (Trích Sài, quận Tây Hồ) vào sông Tô Lịch nhằm hạ mực nước tại Hồ Tây để chống ngập, đồng thời tạo dòng chảy làm sạch sông Tô Lịch.

Theo ghi nhận của phóng viên sau 2 ngày, xả nước từ Hồ Tây vào, nước sông Tô Lịch khu vực thượng nguồn đã chuyển sang màu trong xanh và không còn mùi hôi thối. Tuy nhiên, khi dừng xả nước từ Hồ Tây vào, sông Tô Lịch lại chuyển sang màu đen như cũ, xuất hiện nhiều cá chết trắng dạt vào hai bên bờ sông. Trước tình hình đó, nhiều ý kiến cho rằng cần có biện pháp xử lý nguồn nước thải ô nhiễm đổ vào sông mỗi ngày mới cứu được sông Tô Lịch.

leftcenterrightdel

Cửa sông sông Tô Lịch tại đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy) chuyển nước vào dòng sông.

leftcenterrightdel

Khu vực thí điểm công nghệ Nhật Bản phân hủy bùn hữu cơ thu được nhiều kết quả khả quan.

leftcenterrightdel

Bè thủy trúc cũng được thả xuống sông Tô Lịch với kỳ vọng làm sạch nước sông tự nhiên.

leftcenterrightdel

Người dân đi bộ, tập thể dục bên sông Tô Lịch.

leftcenterrightdel

Tuy nhiên, các cống nước thải sinh hoạt vẫn đổ nước ô nhiễm ra sông mỗi ngày khiến việc làm sạch sông Tô Lịch khó khăn hơn.

leftcenterrightdel

Sau khi dừng xả nước từ Hồ Tây, sông Tô Lịch đen trở lại.

Chùm ảnh của: THÙY DUNG – PHẠM HƯNG