Ngày 17-10, theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, những ngày qua, mưa lũ đã làm 3 người chết và mất tích.
Cụ thể: 2 người chết đều trú tại xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An bị lũ cuốn khi đang đi vớt củi trên sông; 1 người mất tích, trú tại khóm 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, bị cuốn nước trôi khi đi qua tràn thôn Ly Tôn, xã Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
 |
Nước lũ đang lên rất nhanh, một số khu dân cư vùng cao bị cô lập tại Quảng Nam. Ảnh: Báo Quảng Nam |
Ngoài ra, mưa lũ còn làm 6 vị trí sạt lở đường giao thông tại nhiều địa phương (Hòa Bình 5, Hà Tĩnh 1); 6 điểm Quốc lộ (Nghệ An 3, Quảng Bình 3) và 19 điểm đường giao thông địa phương (Nghệ An 1, Quảng Bình 11, Đắk Lắk 7) bị ngập sâu, gây ách tắc giao thông.
Chính quyền địa phương phối hợp với ngành giao thông đã lập rào chắn, điều tiết giao thông và tổ chức khắc phục sự cố. Mưa lũ còn khiến 151 nhà bị ngập, phải di dời tạm thời (thuộc 2 huyện Ea Súp và Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk). Toàn bộ các hộ dân trong vùng ngập, chia cắt đã được sơ tán đến nơi an toàn.
Về nông nghiệp, 996ha cây lương thực bị ngập, cuốn trôi (Đắk Lắk). Hiện các địa phương đã và đang tích cực triển khai lực lượng, phương tiện tìm kiếm người mất tích, đồng thời xử lý khắc phục hậu quả mưa lũ.
NGUYỄN KIỂM
Trước tình hình mưa lũ kéo dài trên diện rộng, gây ngập lụt nhiều địa phương trên địa bàn khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk, ngày 17-10, các đơn vị trong Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng triển khai lực lượng và phương tiện di dời người dân và tài sản đến khu an toàn.
Ngày 17-10, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện số 1388/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên.
Mưa to gió lớn ở nhiều địa phương miền Trung từ đêm qua đến nay khiến nước lũ từ vùng cao tràn về, chảy xiết. Tại Huế đã có 2 người mất tích, hàng chục ngôi nhà tại Quảng Ngãi bị tốc mái do lốc xoáy, nhiều tuyến đường bị chia cắt do sạt lở, nước dâng cao...