Những ngày qua, cơn bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại nặng nề cho các tỉnh, thành phố miền Bắc. Nhìn những hình ảnh ngập lụt ở miền Bắc, người dân miền Trung rất đồng cảm và chủ động chia sẻ kinh nghiệm vượt qua mùa bão lũ của mình.
Dưới đây là một vài kinh nghiệm vượt qua mùa bão lũ của người dân miền Trung:
- Tuyệt đối giữ an toàn, còn người là còn tất cả. Một là sơ tán sớm hoặc chỉ sơ tán khi nhà có khả năng sập hay ngập nóc, đừng vì sợ hãi mà tự liều mình bơi ra giữa dòng nước lũ. Nếu đi cũng phải cực kỳ an toàn, có lực lượng cứu hộ mới đi.
- Trong lúc lực lượng cứu hộ chưa tiếp cận được thì nước sạch rất quan trọng, tích trữ nước vào bất cứ thứ gì trước khi nguồn nước bị nhiễm bẩn. Có thể tận dụng cả nước mưa hứng được.
 |
Người dân thành phố Lào Cai bắt tay vào dọn dẹp sau bão. |
- Khi nước có dấu hiệu rút bà con nên canh chừng, nước rút đến đâu nên tập trung lau dọn sơ bộ luôn ở đó, tận dụng nguồn nước ấy và khi bùn chưa khô để dội sạch tường nhà, đồ đạc, cây cối. Khi nước còn xâm xấp bà con tranh thủ cào dọn bùn đẩy theo nước ra ngoài đường.
- Sau lũ môi trường ẩm ướt, ô nhiễm cộng với ánh nắng oi, mùi bùn non và cành cây phân rữa tạo nên mùi hắc, oi nồng cực kỳ khó chịu. Người già, trẻ em, người đang bị thương rất dễ bị ốm và nhiễm trùng, nên cho tránh ở nơi an toàn và sạch sẽ nhất.
TRUNG KIÊN - THANH HƯƠNG
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Bắc Kạn, Hòa Bình, Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Bình về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 và trận mưa lớn kéo dài từ đêm 9-9 đến 11-9 nên nước lũ trên trên các sông đang dâng cao, đe dọa ảnh hưởng trực tiếp đến các tuyến đê trên địa bàn tỉnh Nam Định.