Đó là: Liên Mạc 2, Cầu Phố Viên, Cầu Noi, Cầu Khu CN Bộ Công an, Đông La, Bích Hòa 2, Trạm bơm Khe tang, Cầu Mỹ Hưng, Cầu Đen, Cầu Dương Hiền, Hoàng Xá 2, Cầu Khánh Vân, Cầu làng Phúc Am, Duyên Thái, 2 vị trí trên Đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
 |
Tiến hành lập chốt cứng rào chắn. |
Ngoài các cầu trên, Sở Xây dựng đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương phấn đấu trong ngày 4-9 hoàn thành chốt cứng các cầu còn lại, đó là: Cầu Đại học Vân Canh, Cầu cạnh cầu sông Đáy, Cầu cạnh hồ câu sông Đáy, Cầu Lại Dụ, Mai Lĩnh cũ, Cầu Đồng Hoàng, Cầu xóm sông Cầu (cầu sắt), Hoàng Xá 1, Đỗ Hà, Cầu Văn Xá, Cầu cạnh cocacola, lối lên cao tốc từ đường kênh Hồng Vân, Cầu kẹ qua kênh Hồng Vân, Đê Hồng Vân.
Sau khi hoàn thành, Sở Xây dựng sẽ bàn giao cho các địa phương quản lý. Người dân không di chuyển qua các chốt cứng này.
*Thực hiện Chỉ thị số 20 của UBND Thành phố vừa ban hành, Sở Công Thương Hà Nội đã chủ động xây dựng phương án đảm bảo nguồn cung, điều phối hàng hóa cho 3 phân vùng phục vụ giãn cách xã hội trong tình hình mới (từ ngày 6-9 đến 21-9).
Cụ thể, hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố gồm: 103 siêu thị, 449 chợ và 9.546 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu; 2.500 điểm bán hàng lưu động; 210 cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm; 606 cửa hàng gas; 480 cửa hàng xăng dầu… Ngoài ra, còn có 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng thiết yếu bằng hình thức online.
 |
Hà Nội đảm bảo cung ứng hàng hóa. Ảnh: laodongthudo.vn. |
Sở Công Thương cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án bảo đảm công tác vận chuyển, cung ứng hàng hóa thuận lợi. Đồng thời, kết nối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất ở khu vực các tỉnh, thành phía Bắc, miền Trung - Tây Nguyên, phía Nam sẵn sàng cung ứng hàng hóa thiết yếu cho Hà Nội.
Phương án điều phối, cung ứng hàng hóa cũng được Sở Công Thương xây dựng chi tiết cho 3 vùng. Trong đó, vùng 1 bảo đảm cung ứng hàng hóa cho khoảng 3,78 triệu người với 10 mặt hàng lương thực thực phẩm, 2 mặt hàng phòng, chống dịch, 4 mặt hàng thiết yếu khác phục vụ trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ.
Hệ thống phân phối trong vùng này có 78 siêu thị, 149 chợ, 5.095 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu, 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu có hình thức bán hàng trực tuyến, 927 địa điểm sẵn sàng trưng dụng làm kho, điểm bán hàng lưu động ngay khi cần thiết.
Theo Sở Công Thương, người dân trong vùng 1 sẽ được UBND quận/huyện phát phiếu mua hàng 2 lần/tuần cho từng hộ gia đình trên địa bàn quận/huyện để mua hàng trực tiếp tại các điểm bán. Ngoài ra, người dân có thể mua hàng theo hình thức mua hàng trực tuyến; mua tại các điểm bán hàng lưu động trên địa bàn…
Đối với vùng 2 và vùng 3, Sở Công Thương cũng đã có kế hoạch chi tiết đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhân dân. Cụ thể, vùng 2 có 10 siêu thị, 102 chợ, 1.178 cửa hàng tiện ích, 653 điểm bố trí bán hàng lưu động, 49 cửa hàng gas, 112 cửa hàng xăng dầu. Vùng 3 có 13 siêu thị, 198 chợ, 3.273 cửa hàng tiện ích, 838 điểm bố trí bán hàng lưu động, 304 cửa hàng gas, 242 cửa hàng xăng dầu.
Tin, ảnh: HẢI YẾN