Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, thông qua việc phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, 3 năm qua, đã xóa bỏ được 464 lối đi tự mở.
Qua đánh giá hơn 3 năm thực hiện Luật Đường sắt 2017 cho thấy, công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt có nhiều chuyển biến tích cực.
 |
Đường sắt xóa bỏ được 464 lối đi tự mở. Ảnh minh họa: TTXVN |
Cụ thể, số vụ tai nạn giao thông đường sắt giảm rõ rệt, năm sau thấp hơn năm trước trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương. Cụ thể: Năm 2019 giảm 24 vụ, giảm 13 người chết so với năm 2018; năm 2020 giảm 66 vụ, giảm 40 người chết và 66 người bị thương so với năm 2019; năm 2021 giảm 38 vụ, giảm 5 người chết và 7 người bị thương so với năm 2020.
Tuy nhiên, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt vẫn bị vi phạm nhiều với 11.463 vị trí vi phạm hành lang và 5.783 vị trí vi phạm công trình thông tin tín hiệu. Trong đó, có hơn 1.600 vị trí tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt cần được giải tỏa.
Cũng theo Cục Đường sắt Việt Nam, qua theo dõi, thống kê về tai nạn giao thông đường sắt cho thấy, tai nạn chủ yếu xảy ra tại các đường ngang và lối đi tự mở, chiếm khoảng 60% tổng số vụ tai nạn. Số vụ còn lại xảy ra dọc tuyến đường sắt do chủ quan của con người, vi phạm khổ giới hạn.
Từ đây, Cục Đường sắt Việt Nam khẳng định giải pháp căn cơ là xóa bỏ lối đi tự mở, làm đường gom và hàng rào ngăn cách giữa đường bộ - đường sắt.
QUANG HÙNG
Đường sắt sẽ tổ chức chạy hằng tuần đôi tàu khách QB1/QB2 Hà Nội - Quảng Bình để đáp ứng nhu cầu khách du lịch tăng sau dịch.
Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa có văn bản gửi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nêu rõ, đồng ý về chủ trương phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Đường sắt tổ chức chạy lại nhiều tàu khách trên các tuyến phía Bắc, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao dịp nghỉ lễ và dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát.