*Chiều 11-10, thông tin từ Cục Cứu hộ-Cứu nạn, Bộ Tổng tham mưu cho biết: Trước diễn biến tình hình mưa lũ trong những ngày qua, Bộ Tổng tham mưu đã có điện chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân tập trung giúp chính quyền và nhân dân các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ và sự cố đê kè, hồ đập.

Nội dung bức điện nêu rõ: Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài trên diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gây mưa lũ, ngập lụt và một số sự cố vỡ hồ đập thủy lợi nhỏ và đê kè gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Để chủ động giúp chính quyền và nhân dân các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ và sự cố đê kè, hồ đập, Bộ Tổng tham mưu yêu cầu các đơn vị:

1. Phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho Bộ đội khi tham gia các hoạt động trong vùng mưa lũ. Thường xuyên cập nhật, nắm chắc tình hình mưa lũ, đặc biệt là tại các tỉnh đã bị thiệt hại trong đợt mưa lũ vừa qua, nay đang tiếp tục chịu ảnh hưởng của mưa lũ do áp thấp nhiệt đới, để tham mưu kịp thời giúp cấp ủy, chính quyền và nhân dân tìm kiếm người mất tích, tiếp tục sơ tán người dân ra khỏi vùng đang bị ngập lụt chia cắt, vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét; vùng hạ lưu các hồ chứa có sự cố; hỗ trợ vận chuyển nước sạch, lương thực và hàng hóa thiết yếu cho nhân dân bị ngập lụt, cô lập, không để người dân bị đói, rét.

2. Chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng hướng dẫn người dân chủ động các biện pháp phòng tránh mưa lũ, bảo đảm an toàn; sẵn sàng điều động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, xử lý các sự cố về đê kè, hồ đập và cứu hộ cứu nạn khi có tình huống.

3. Đề nghị Tổng cục Chính trị chỉ đạo các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giúp nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ và cứu hộ, cứu nạn.

Duy trì nghiêm chế độ ứng trực, tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo về Bộ Tổng Tham mưu (qua Sở chỉ huy Bộ và Cục Cứu hộ-Cứu nạn) để Bộ theo dõi, chỉ đạo. (VŨ XUÂN DÂN)

* Thông tin từ Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn cho biết: Tính đến 17 giờ chiều 11-10, mưa lũ tại các địa phương đã làm chết 29 người (Thanh Hóa 08, Nghệ An 06, Hòa Bình 06, Sơn La 05, Yên Bái 03, Quảng Trị 01); mất tích 21 người (Hòa Bình 05, Yên Bái 09, Sơn La 03, Thanh Hóa 03, Nghệ An 01); bị thương 14 người (Hòa Bình 07, Thái Bình 03, Nam Định 03, Thanh Hóa 01).

Mưa lũ cũng làm sập 62 nhà (Hòa Bình 37, Sơn La 15, Yên Bái 04, Thanh Hóa 03, Nghệ An 02, Thái Bình 01); tốc mái 15 nhà (Thái Bình 08, Nam Định 07); ngập 6.018 nhà (Ninh Bình 3.116, Hà Tĩnh 1.519, Nghệ An 584, Thanh Hóa 432, Hòa Bình 130, Nam Định 119, Phú Thọ 88, Yên Bái 30); hư hại 47.250 ha hoa màu, thủy sản (Nam Định 30.270, Thanh Hóa 8.717, Nghệ An 5.845, Ninh Bình 1.780, Hà Tĩnh 512, Phú Thọ 126); sập 04 cầu (Sơn La 02, Yên Bái 01, Hòa Bình 01); chết 3.546 gia súc gia cầm.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, các đơn vị quân đội đã huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia khắc phục hậu quả gồm 6.939 người (Bộ đội 3.127, Dân quân 3.237, lực lượng khác 575) và 160 phương tiện. Các đơn vị đã phối hợp với chính quyền, lực lượng chức năng di dời 7.979 hộ (Nghệ An 30, Thanh Hóa 7.402, Yên Bái 30, Phú Thọ 268, Nam Định 119, Hòa Bình 130), cứu được 10 người bị cô lập (Phú Thọ 04, Yên Bái 06).

Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đã nâng cấp trực từ thường xuyên lên tăng cường đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương duy trì nghiêm chế độ trực, nắm chắc tình hình, thực hiện tốt chế độ báo cáo; chủ động chỉ đạo các đơn vị huy động lực lượng, phương tiện tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm người bị mất tích do ảnh hưởng của mưa lũ. (VŨ DÂN)

* "Các bộ, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương thực hiện nghiêm Công điện số 1533 của Thủ tướng Chính phủ ngày 11-10 về triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ, chủ động sơ tán dân ra khỏi những vùng bị cô lập, những vùng nguy hiểm xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Kiên quyết không để người dân nào bị đói rét, không để dịch bệnh phát sinh". Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp khẩn chiều 11-10 tại Hà Nội.

Phó thủ tướng đề nghị các cấp, ngành và địa phương nỗ lực trong việc tìm kiếm người mất tích, thăm hỏi, động viên những gia đình có người chết, bị thương. Chủ động hỗ trợ kịp thời lương thực, thực phẩm, thuốc cho người dân vùng chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ: Các đơn vị chức năng phải đảm bảo vận hành an toàn các công trình hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, chỉ đạo đảm bảo an toàn hồ chứa thuỷ lợi, đặc biệt chú ý những hồ đã đầy nước, các hồ yếu, xuống cấp nguy hiểm. Đối với 31 hồ thuỷ điện khu vực Bắc Trung Bộ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng kiểm tra, rà soát thường xuyên, đảm bảo vận hành an toàn công trình, an toàn cho hạ du. Bộ Công Thương chủ động đảm bảo an toàn mạng lưới điện cho sản xuất và sinh hoạt; Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Công an huy động lực lượng khắc phục sự cố các công trình giao thông, đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt; hướng dẫn người dân tham gia giao thông an toàn trong mưa lũ.

Phó thủ tướng nhấn mạnh: Cần triển khai lực lượng để bảo vệ an toàn cho các công trình hạ tầng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là các công trình, nhà máy thiết yếu.      

Đối với cơ quan dự báo khí tượng thuỷ văn, yêu cầu phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến, kịp thời thông tin đến người dân.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tần suất, thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về diễn biến mưa lũ, chỉ đạo ứng phó của các cơ quan chức năng, nhất là thông tin về xả lũ đột xuất của các hồ chứa để các cơ quan và người dân biết, chủ động phòng tránh. (TTXVN)

* Do mưa lớn trên lưu vực hồ Hòa Bình đã gâ lũ lớn với lưu lượng đến hồ trên 14.700 m3/s và có thể còn tiếp tục tăng, thủy điện Hòa Bình đã mở liên tiếp 7 cửa xả đáy, lũ hạ lưu hệ thống sông Hồng đang lên rất nhanh. Để ứng phó kịp thời trước những diễn biến phức tạp của mưa lũ, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai TP Hà Nội đã ban hành Công điện số 16/CĐ-BCH hồi 5 giờ ngày 11-10.

leftcenterrightdel
 Mưa lớn gây ngập úng tại huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Ảnh: Minh Đức. 

Theo đó, để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã dọc sông Đà, sông Hồng, sông Đuống bằng mọi biện pháp thông báo kịp thời về việc xả lũ hồ chứa cho nhân dân ở những vùng thấp, trũng có khả năng bị ngập hoặc có nguy cơ bị sạt lở biết để chủ động phòng tránh; tăng cường kiểm tra, kiên quyết sơ tán nhân dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, khu vực bãi giữa. Quan tâm việc cảnh báo về đảm bảo an toàn cho nhân dân khi nước sông dâng cao do xả lũ sẽ xuất hiện nguy cơ về tập trung rắn rết, côn trùng có thể gây chết người cũng như ảnh hưởng đến môi trường sống, đặc biệt là vùng bãi.

Yêu cầu chủ đầu tư các công trình đang thi công trên sông, ven sông, các chủ phương tiện vận tải thủy chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình; rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp nơi bãi sông...; chủ động thu hoạch hoa màu ở những vùng bãi thấp, trũng có nguy cơ bị ngập lũ. Tăng cường kiểm tra đê, kè, cống, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố hư hỏng về đê điều; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng đối phó với những tình huống xấu có thể xảy ra; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết.

Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an Thành phố sẵn sàng lực lượng phương tiện để kịp thời ứng cứu khi xảy ra các sự cố trong lúc xả lũ. Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế của các quận, huyện dọc Sông Đà, Sông Hồng, Sông Đuống sẵn sàng thuốc men và lực lương y bác sĩ để xử lý kịp thời các trường hợp do côn trùng gây hại và ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường. Sở Lao động thương binh và Xã hội có phương án hỗ trợ cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo ở ven sông, bãi sông. Tổng Công ty điện lực Hà Nội rà soát, kiểm tra hệ thống đường dây và trạm biến áp ở các khu vực ngoài đê và các bãi đê đảm bảo an toàn về điện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm chắc về diễn biến việc xả lũ (thời gian, mức nước dự kiến dâng khi xả lũ) để tham mưu kịp thời cho UBND thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai TP trong chỉ đạo, ứng phó xử lý việc xả lũ xuống hạ du của các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thuận, Phó chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai TP Hà Nội cho biết: Văn phòng thường xuyên cập nhật mực nước tại Trạm Thủy văn Sơn Tây và Trạm Thủy văn Long Biên 2 giờ/lần. Hiện mực nước lên rất nhanh, cụ thể vào lúc 16 giờ ngày 11-10 tại Trạm Thủy văn Sơn Tây, mực nước đạt 10,12m và Trạm Thủy văn Long Biên là 6,2m, dưới mức báo động 1 lần lượt là 2,2m và 3,3m. Theo báo cáo nhanh, lượng mưa tại TP Hà Nội cao nhất là ở Thanh Oai (77mm). Về tình hình úng ngập ở khu vực ngoại thành, đến 15 giờ chiều 11-10, có 18ha đất nông nghiệp nghiệp trên địa bàn huyện thạch thất bị ngập úng (10ha lúa và 8ha rau).

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại địa bàn các phường ven sông Hồng thuộc quận Tây Hồ, công tác chuẩn bị thiết bị vật tư, cảnh báo người dân đã được UBND các phường tích cực triển khai. Người dân đã được thông báo về diễn biến phức tạp của mưa, lũ và việc thủy điện Hòa Bình mở 7 cửa xả nên mực nước trên sông Hồng sẽ lên rất nhanh. Ông Nguyễn Văn Mừng, người dân sinh sống trên thuyền ở xóm chài bến Gốm (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ) cho biết: Những ngày mưa gần đây mực nước sông lên cao, và chính quyền địa phương cũng đã có cảnh báo cho chúng tôi qua loa phường. Đến thời điểm hiện tại, dù lượng mưa khá lớn nhưng vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân. Tôi được biết là những gia đình sinh sống ở bãi giữa sông Hồng (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) sau khi mực nước sông dâng 2-3 mét thì đều đã di chuyển lên vị trí cao hơn hoặc đi ở nhờ. Còn các bãi trồng hoa màu thuộc phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm đều đã ngập sâu.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Thuận, tình hình mưa lũ trên địa bàn Hà Nội chưa có diễn biến mới. Các trạm bơm, tiêu thoát nước của Hà Nội vẫn đang hoạt động tối đa công suất. Đến 15 giờ ngày 11-10, toàn thành phố đã vận hành 120 trạm bơm với 497 máy, tổng lưu lượng bơm là 1.836.000m3/giờ. Công tác chuẩn bị các trang thiết bị, vật tư đã được Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai TP chỉ đạo các quận, huyện chuẩn bị ngay từ đầu mùa lũ để khi có tình huống sẽ sẵn sàng triển khai.  (MINH MẠNH- VŨ DUNG- LÊ HIẾU)

*  Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ tại các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Bộ tư lệnh Quân khu 2 đã chỉ đạo Bộ CHQS các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La và điều động hơn 400 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316, Lữ đoàn 543 với gần 100 phương tiện (xe ô tô, xuồng cứu hộ, xe tải, xe cứu thương…) khẩn trương tới những nơi tâm lũ giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai. Đại tá Bùi Hồng Quang, Phó tham mưu trưởng Quân khu 2 đã tới Yên Bái, chỉ huy các lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ.

leftcenterrightdel
Cán bộ, chiến sĩ Quân khu 2 sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.
leftcenterrightdel
 Lãnh đạo tỉnh Yên Bái cùng lực lượng quân đội tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ. 
leftcenterrightdel
Cán bộ, chiến sĩ vào vùng tâm lũ cùng dân.  
leftcenterrightdel
 Lũ dâng cao tại Tam Nông, Phú Thọ.

Tính tới 16 giờ chiều nay (11-10), các lực lượng tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ đã cứu được 10 người mắc kẹt trên sông và bị cô lập tại trạm Thủy điện Nậm Đông, trên địa bàn xã Túc Đán, Trạm Tấu, Yên Bái. (Tin, ảnh: VŨ VIẾT DƯƠNG)

* Tại tỉnh Yên Bái, số người chết và mất tích do lũ tiếp tục tăng, hiện đã có 16 người chết và mất tích. Cụ thể: Tại huyện Trạm Tấu, tính đến 13 giờ ngày 11-10, đã có 3 người chết, 5 người mất tích và 3 người bị thương. Trong đó, có bà Lò Thị Ươi cùng chồng và 2 con đều mất tích hiện chưa tìm thấy.

Tại huyện Văn Chấn, 4 người trong một gia đình nghi cũng bị mất tích do lũ cuốn trôi. Hiện các lực lượng chức năng huyện Văn Chấn đang tiến hành xác minh. Tại thị xã Nghĩa Lộ có một người bị lũ cuốn trôi đã được vớt và cứu sống. Mưa lũ cũng cuốn trôi, làm sập đổ và hư hỏng hơn 230 nhà dân ở các huyện Văn Trấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ.

leftcenterrightdel
Sập cầu Thia ở Yên Bái. Ảnh: Báo Yên Bái.  

Đặc biệt, lúc 12 giờ 15 phút ngày 11-10, lũ đã làm sập cầu Thia ở thị xã Nghĩa Lộ, làm một số người dân đã bị rơi xuống dòng nước lũ. Theo thông tin cập nhật, 5 người đã bị lũ cuốn trôi, trong đó có một phóng viên TTXVN đang tác nghiệp tại hiện trường. 

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đã có mặt tại hiện trường vụ sập cầu, trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn. Hiện tỉnh đã huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ, nhân viên y tế tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn tại khu vực cầu Thia. Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các ngành chức năng Yên Bái tăng cường lực lượng đến các điểm trọng yếu, như Ao Luông (huyện Văn Chấn), cầu thủy điện Văn Chấn… để sẵn sàng công tác ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết. 

Trong hai ngày qua, nước lũ dâng cao tại Yên Bái đã gây ngập lụt, phá hoại các công trình giao thông, nhấn chìm nhiều nhà cửa của người dân. Hiện công tác tìm kiếm, cứu hộ đang được các lực lượng chức năng tiến hành khẩn trương (TTXVN)

* Tại tỉnh Hà Tĩnh, mưa đã giảm nhưng nước lũ tại các sông vẫn xuống chậm do đó các huyện miền núi đường giao thông nhiều nơi vẫn bị chia cắt, nhiều nhà dân, trường học vẫn bị ngập nước.

leftcenterrightdel
Ban CHQS huyện Hương Sơn giúp người dân lo hậu sự cho người quá cố trong lũ.  

Tại huyện Hương Sơn, nhiều thôn, xóm bị cô lập, các tuyến đường giao thông bị chia cắt, nhiều công trình thủy lợi hư hại. Cụ thể, đập Khe Nhảy (xã Sơn Tiến) đã bị tràn, chính quyền cùng các lực lượng quân sự, công an chở 200 bao tải đất đang khắc phục sự cố. Các trường học Trường mầm non Sơn Mai, Trường THCS Sơn Tiến, Trường mầm non Sơn Phúc, Trường THCS Phan Đình Phùng xã Sơn Hàm, Trường THPT Dân lập Sơn Bằng, 3 trạm y tế tại các xã Sơn Phúc, Sơn Bằng, Sơn Thịnh, 2 hội quán tại xã Sơn Phúc vẫn trong tình trạng bị ngập nước.

leftcenterrightdel
Huy động lực lượng phương tiện xuống các địa bàn sẵn sàng ứng cứu.  

Thượng tá Thái Công Anh, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Hương Sơn cho biết: “Tại thôn 1 xã Sơn Giang, cụ Nguyễn Thị Thiê%3ḅu (96 tuổi) qua đời, gia đình đã làm thủ tục chuẩn bị cho viê%3ḅc mai táng nhưng vì nước lũ mỗi lúc mô%3ḅt to, tất cả các tuyến đường trong thôn đến nghĩa địa bị ngâ%3ḅp sâu. Trước tình hình đó, chiều 10-10, Ban CHQS huyê%3ḅn Hương Sơn đã khẩn trương điều đô%3ḅng 1 ô tô, 1 ca nô và 15 chiến sĩ giúp gia đình đưa người quá cố về nơi an nghỉ, đảm bảo an toàn tuyệt đối”. 

Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Hương Khê có mưa rải rác, làm ngập sâu nhiều tuyến đường và có 11/22 xã thị trấn bị cô lập hoàn toàn.

Trên địa bàn Vũ Quang tiếp tục có mưa to, cùng với Nhà máy Thủy điện Hố Hô đang xả lũ với lưu lượng 600m3/s nên mực nước trên sông Ngàn Sâu tiếp tục dâng cao. Toàn huyện vẫn còn 1.560 hộ dân/17 thôn bị cô lập.

Hiện, các cấp các ngành tỉnh Hà Tĩnh vẫn nâng cao tinh thần, chủ động, sẵn sàng các biện pháp ứng phó với mưa lũ, đặc biệt là các huyện miền núi. (Tin, ảnh: HOA LÊ - THANH SƠN)

* Tại tỉnh Thanh Hóa, mực nước ở các sông đang dâng nhanh gây ngập lụt cục bộ ở nhiều xã, nhiều địa phương bị chia cắt hoàn toàn. Nhiều tuyến đê bao bị vỡ và sạt lở.

Tính đến 11 giờ ngày 11-10, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có hàng trăn nhà bị lũ cuốn trôi, hơn 1.000  nhà dân bị ngập nước, 9 người chết và 3 người mất tích. Tỉnh có tới 15/27 huyện, thị, thành phố bị ngập lụt; 72 xã, phường, thị trấn phải sơ tán, di dời dân. Trước tình hình trên, Bộ CHQS Thanh Hóa đã huy động hơn 1.200 cán bộ, chiến sĩ tham gia ứng phó thiên tai. Đồng thời đề nghị Quân đoàn 1 và Quân khu 4 tăng cường 800 cán bộ, chiến sĩ giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ. (KHÁNH TRÌNH)

* Tại tỉnh Hòa Bình, 2 xã Đồng Nghê và Suối Lánh (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) có 4 đến 6 hộ gia đình đã bị nước lũ cuốn trôi, khoảng 15-20 người đang mất tích. Tỉnh đang huy động tối đa lực lượng tìm kiếm cứu nạn.

Đại tá Vũ Thành Nam, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình cho biết, vừa nhận được yêu cầu từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình về việc huy động lực lượng tìm kiếm cứu nạn ở 2 xã Đồng Nghê và Suối Lánh (huyện Đà Bắc).

Theo đó, do mưa to kéo dài trên địa bàn, bước đầu xác định có từ 4 đến 6 hộ gia đình đã bị nước lũ cuốn trôi. Nhận định ban đầu có khoảng 15 - 20 người đang mất tích. Thông tin về số người bị nạn chính xác đang được khẩn trương xác minh.

Do mưa lớn kéo dài, đường bộ nhiều đoạn bị tê liệt, lực lượng cứu nạn đang tích cực tiếp cận địa bàn, thực hiện cứu hộ, cứu nạn (Theo Dân trí)

* Tại Nghệ An, theo thông tin từ Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, đợt mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Đáng tiếc, đã có 6 người bị nước cuốn trôi và tử vong trong lũ.

Mưa lũ cũng khiến cho 584 hộ dân bị ngập nước, 1 ngôi nhà bị sập, 3.661,8ha ngô và rau màu bị ngập; hơn 1.600 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

leftcenterrightdel
Đoạn đường nối trung tâm xã Tam Hợp, huyện Tương Dương tạm thời bị chia cắt do nước dâng cao. 
Mưa lớn làm nước sông lên cao, gây sạt lở bờ sông Lam, kè bảo vệ đê Tả Lam (khu vực địa bàn xã Hưng Hòa, thành phố Vinh; xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên; xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương, đê Tả Lam phía hữu huyện Thanh Chương, xã Nam Trung huyện Nam Đàn, sông Rộ, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương...); bờ sông Lam sát nhà dân, thôn Lam Bồng, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông bị sạt lở và có vết nứt dọc mép hành lang đường Quốc lộ 7 chiều dài khoảng 25m; 6 hồ đập bị ảnh hưởng, 20.223 mét kênh mương bị sạt lở; 1.600ha ao hồ bị ngập, gần 500ha cá vụ 3 mất trắng... Nhiều tuyến đường ở miền Tây Nghệ An bị sạt lở, ách tắc do nước lũ dâng cao.

Hiện chính quyền địa phương, các lực lượng vũ trang đang khẩn trương tổ chức tìm kiếm người bị lũ cuốn mất tích, thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ gây ra. (Tin, ảnh: VIẾT LAM)

* Tại Thanh Hóa, sáng 11-10, BĐBP tỉnh Thanh Hóa cho biết đang huy động tối đa lực lượng, phương tiện của đơn vị, phối hợp với chính quyền nhân dân địa phương khẩn trương tổ chức tìm kiếm 2 cán bộ biên phòng bị lũ cuốn trôi trong quá trình làm nhiệm vụ.

Trước đó, 18 giờ 45 phút ngày 10-10, Đại úy Nguyễn Thành Chủng, Đội trưởng Tổng hợp đảm bảo và Thượng tá Cao Đăng Cường, Chính trị viên Đồn Biên phòng Yên Khương lái xe ô tô đi làm nhiệm vụ phòng chống mưa lũ trên địa bàn. Khi vượt qua tràn suối Bôn, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa do đất đá sạt lở, nước chảy xiết đã cuốn trôi cả người và phương tiện. Ngay sau khi phát hiện sự việc, lực lượng BĐBP tỉnh Thanh Hóa, chính quyền, nhân dân địa phương đã khẩn trương tổ chức tìm kiếm trên phạm vi rộng dọc suối Bôn và sông Âm  (nơi suối Bôn chảy ra).

Tuy nhiên do điều kiện đêm tối, nước chảy xiết nên đến rạng sáng ngày 11-10, công tác tìm kiếm vẫn chưa có kết quả.  Hiện nay, công tác tìm kiếm vẫn được thực hiện khẩn trương. (VIẾT LAM)

* Tại tỉnh Hòa Bình, theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ 19 giờ ngày 9-10 đến 19 giờ ngày 10-10, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình mưa to đến rất to và dông.

Lượng mưa đo được tại xã Kim Tiến (huyện Kim Bôi) là 227mm, xã Tiến Sơn (huyện Lương Sơn) 182mm, xã Xuân Phong (huyện Cao Phong) 244,8mm, xã Thanh Hà (huyện Lạc Thủy) 210,4mm, xã Quý Hòa (huyện Lạc Sơn) 206,6mm, xã Dân Hạ (huyện Kỳ Sơn) 193mm.

leftcenterrightdel
Nước lũ lên cao ở huyện Kim Bôi, Hòa Bình. Nguồn: Báo Hòa Bình.
Người dân trên địa bàn xóm Pà Chè, xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) cho biết, ông Xa Văn Châm (sinh năm 1967, trú tại xóm Pà Chè, xã Đồng Chum) trên đường đi làm nương về, bất ngờ bị lũ ống cuốn trôi mất tích. Nhận được tin báo, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đà Bắc đã huy động lực lượng, phương tiện để tìm kiếm nhưng hiện vẫn chưa tìm thấy thi thể nạn nhân.

Mưa lũ đã làm sạt đất đá trên taluy dương và gây xói lở, gây ách tắc nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh; gây ngập úng cục bộ, sạt lở đất làm thiệt hại hàng trăm hecta hoa màu, nhà cửa, tài sản của người dânCác tuyến đường: Tuyến X2, đường 12B, tuyến C, đường TSA, tuyến T, Trường Sơn A và Quốc lộ 21, đường 440, 448, 450 có ba vị trí taluy dương, một taluy âm và 10 vị trí đường ngầm bị sạt lở. Nhiều tuyến đường bị ngập sâu, gây tắc đường.

Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình và các địa phương đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. 

* Tại Hà Tĩnh, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong ba ngày qua, tại Hà Tĩnh xảy ra mưa to liên tục gây ngập úng nên đến sáng 11-10, hơn 14.000 học sinh ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang vẫn chưa thể đi học trở lại.

Huyện Hương Sơn có 10 trường với hơn 2.000 học sinh tiếp tục phải nghỉ học do trường học bị ngập, đường đến trường nhiều nơi bị chia cắt. Tại huyện Vũ Quang, nhiều tuyến đường ở các xã: Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Giang vẫn đang bị ngập nên 8 trường học trên địa bàn vẫn chưa thể đón học sinh trở lại. Ước tính có khoảng 2.000 học sinh chưa thể đến lớp. Mưa lớn cùng với việc Nhà máy Thủy điện Hố Hô xả lũ đã làm cho nhiều xã trên địa bàn huyện Hương Khê bị chia cắt do ngập úng. (TTXVN)

* Tại Phú Thọ, do ảnh hưởng vùng áp thấp, mưa lớn xảy ra trên diện rộng gây ngập úng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Tại hai xã Quang Húc, Tề Lễ của huyện Tam Nông; xã Sơn Hùng, thuộc huyện Thanh Sơn do lượng nước lớn đã tràn ngập làm cô lập 155 hộ dân. Cũng trên sông Bứa, thuộc huyện Tam Nông, mưa to đã phá hỏng hơn 1.000 lồng cá; hàng chục ha ngô bị ngập úng. leftcenterrightdel

Triển khai phương tiện giúp dân trên sông Bứa. 

Ngay sau khi nhận được tin báo, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 đã điều động 200 cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn 543 và Bộ CHQS tỉnh Phú Thọ cùng 90 dân quân tại chỗ, 5 xuồng cao tốc, 1 ca nô cứu nạn chuyên dụng, 12 ô tô các loại có mặt tại các điểm ngập của huyện Tam Nông và Thanh Sơn để giúp dân. Tính đến thời điểm này, lực lượng tại chỗ của Quân khu 2 đã cứu được 6 người và tài sản bị lũ cuốn trôi trên sông Bứa, di dời được 50 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm. (Tin, ảnh: QUANG CHUNG- XUÂN PHÚ)

* Tại tỉnh Quảng Bình, do ảnh hưởng của áp thấp nhiê%3ḅt đới, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to, các tuyến đường giao thông, đâ%3ḅp, ngầm tràn và mô%3ḅt số địa phương bị ngâ%3ḅp lụt cục bô%3ḅ.

Đêm ngày 10 và sáng 11-10, trên địa bàn thành phố Đồng Hới có mưa rất to khiến mô%3ḅt số tuyến đường giao thông ở trung tâm thành phố bị ngâ%3ḅp như đường Hữu Nghị, Trần Hưng Đạo, Dương Văn An… gây khó khăn cho người và phương tiê%3ḅn tham gia giao thông.

Mô%3ḅt số nơi trên địa bàn huyê%3ḅn Quảng Trạch như các thôn Trung Tiến, Long Châu, Trường Xuân, Trường Sơn, Hâ%3ḅu Thành của xã Phù Hóa nước dâng ngâ%3ḅp đường giao thông và vườn nhà dân từ 0,5-1mét. Đặc biê%3ḅt, đâ%3ḅp tràn Rào Sau là con đường giao thông đô%3ḅc đạo của hơn 4.000 người dân xã Phù Hóa qua quốc lô%3ḅ 12 cứ vào mùa mưa lũ nước dâng nhanh, chảy xiết và gây ngâ%3ḅp lụt cục bô%3ḅ; các điểm thấp trũng ở xã Quảng Thanh, đường dẫn vào Ủy ban nhân dân xã Quảng Lưu cũng bị ngâ%3ḅp nhẹ. Mưa to khiến mực nước các sông Nhâ%3ḅt Lê%3ḅ (thành phố Đồng Hới), Kiến Giang (huyê%3ḅn Lê%3ḅ Thủy), sông Son và sông Lý Hòa (huyê%3ḅn Bố Trạch)… nước dâng nhanh.

Tại huyê%3ḅn miền núi Minh Hóa, mưa lớn và nước dâng cao khiến nhiều nơi bị ngâ%3ḅp và cô lâ%3ḅp. Chiều tối 10-10, thôn Kim Bảng ở xã Minh Hóa, xã Tân Hóa, đồng bào Rục ở xã Thượng Hóa bị cô lập do mưa lớn gây ngập; các bản làng trên tuyến đường vào bản Lòm ở xã Trọng Hóa cũng bị chia cắt nhiều điểm. Các ngầm tràn như Lạc Thiê%3ḅn, Thanh Long ở xã Minh Hóa nước dâng cao, chảy xiết gây nguy hiểm cho người và xe cô%3ḅ qua lại. Học sinh toàn huyê%3ḅn phải nghỉ học do mưa lớn, nước dâng cao.

Trước diễn biến phức tạp thời tiết, các địa phương của tỉnh Quảng Bình chủ đô%3ḅng công tác phòng chống thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng do mưa lũ gây ra.

Theo thông tin từ Bô%3ḅ Chỉ huy Bô%3ḅ đô%3ḅi Biên phòng tỉnh Quảng Bình, đến sáng 11-10, hơn 4.000 tàu thuyền của người dân địa phương đã neo đâ%3ḅu an toàn tại các cảng cá, bến thuyền. 

* Tại tỉnh Yên Bái, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trong suốt ngày và đêm 10-10 tại khu vực huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) có mưa to, gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản, trong đó có 4 người mất tích do lũ cuốn trôi, một người bị thương do điện giật và hàng chục nhà dân bị cuốn phăng theo dòng nước lũ.

leftcenterrightdel
Lũ ở khu vực giáp chân suối Nung. Ảnh: VOV.

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Chấn, thông tin nhanh được các xã báo về, đến sáng 11-10 đã có 4 người dân ở xã Phúc Sơn mất tích do bị nước lũ cuốn trôi, 8 nhà dân ở các xã Phúc Sơn, Hạnh Sơn và Thạch Sơn trôi theo  nước lũ. Ngoài ra còn có 13 ngôi nhà chìm trong ngập úng, thiệt hại về hoa màu hiện chưa thể thống kê được. Huyện Văn Chấn đã di dời được 13 nhà dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Ở thị xã Nghĩa Lộ, tại khu vực suối Nung đỉnh điểm mực nước lũ dâng cao lúc 4 giờ 30 phút ngày 11-10 làm ảnh hưởng đến hơn 60 hộ dân sinh sống dọc 2 bên suối thuộc địa phận các tổ 1,2,3,15,16, bản Ngoa, bản Noong, bản Nọong phường Pú Trạng. Trong đó, có 2 nhà tạm bị cuốn trôi, 1 người bị lũ cuốn trôi đã được cứu vớt kịp thời, 1 người bị điện giật đang được điều trị. Địa phận xung quanh cầu Nung như Trung tâm y tế thị xã và nhiều hộ dân bị ngập nặng.

Đến sáng 11-10, mưa đã ngớt nhưng theo dự báo của các Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái, tình hình mưa bão vẫn đang diễn biến phức tạp, rất dễ xảy ra tình trạng lũ ống, lũ quét, ngập lụt và sạt lở đất... UBND huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chủ động ứng phó kịp thời với mưa lũ, không ra suối vớt củi, đánh bắt cá... để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. (TTXVN)