Theo bộ, một số nghiên cứu của Viện Khoa học lao động và Xã hội thuộc cơ quan này đánh giá cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có đổi mới công nghệ tác động từng bước đến thị trường lao động Việt Nam, do đó doanh nghiệp và người lao động có thời gian thích ứng.

Công nghệ, số hóa sẽ đem lại những cơ hội việc làm mới trên nền tảng số. Mặc dù robot và AI thiết kế để thay thế lao động thủ công, song không thể thay thế hoàn toàn con người.

Bởi robot tự động hay AI chỉ có thể hoạt động hay sáng tạo dựa trên dữ liệu do con người nhập vào, thiếu trí tuệ, cảm xúc, không có kỹ năng mềm.

leftcenterrightdel
Robot công nghiệp trưng bày tại Triển lãm Robot Quốc tế ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: TTXVN

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, cần nâng cao hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm trong tư vấn, giới thiệu việc làm, định hướng nghề cho thanh niên bên cạnh ứng dụng công nghệ trong tuyển dụng, dự báo hoặc phân tích thị trường lao động chính xác.

Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp, ngành có tiềm năng như công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, công nghiệp chế tạo thông minh, thương mại điện tử, nông nghiệp thông minh để phát triển sản xuất chip, chất bán dẫn...

Nhiều ngành sẽ đòi hỏi tính sáng tạo, suy luận logic, nhạy cảm với các vấn đề nên giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, chính sách thu hút sinh viên cần được quan tâm, khuyến khích.

Theo bản tin thị trường lao động Việt Nam quý 4-2023, có hơn 1 triệu người thất nghiệp, giảm 16.000 người so với quý trước đó. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp khoảng 7,62%.

Trong quý 1-2024, dự kiến số có việc làm tăng khoảng 217.000 người so với quý trước. Các ngành tăng nhiều nhất là sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất da, sản xuất thuốc - hóa dược - dược liệu…

VIỆT CHUNG

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.