Như một lời “hò hẹn” của thiên nhiên, hằng năm, từ tháng 7 đến cuối tháng 10 âm lịch, miền Tây nói chung, tỉnh An Giang nói riêng lại bước vào mùa nước nổi, mang theo phù sa cùng biết bao sản vật tự nhiên.
Dù con nước chưa về nhiều, nhưng ở các huyện thị đầu nguồn vùng biên giới An Giang, nước ngấp nghé cánh đồng, bà con nông dân tranh thủ ra đồng giăng câu, giăng lưới, đặt lờ, đặt lợp, đặt dớn... để có thêm thu nhập cho gia đình lúc nông nhàn.
Phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử đã có một buổi đồng hành với bà con để ghi nhận cảnh mưu sinh trong mùa nước nổi trên địa bàn xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
 |
Để có cá, người dân ở An Giang phải thả lưới từ sáng hôm trước và thu hoạch vào 2 giờ sáng hôm sau.
|
 |
Những con cá bắt được từ việc giăng lưới, đặt lờ, đặt lú... được người dân phân loại theo lớn nhỏ và đem ra chợ bán. |
 |
Sau một đêm vất vả, người dân vui mừng vì dù nước thấp nhưng vẫn thu hoạch được nhiều cá, tôm. |
 |
Tuy cá năm nay ít hơn nhưng cũng giúp người dân có thêm nguồn thu nhập. Ngày thường kiếm được vài chục nghìn đồng nhưng tháng nước lên có khi kiếm được 300 - 400 nghìn đồng.
|
 |
Cá bắt được người dân đều tập kết tại "chợ ma" để cân cho bạn hàng. |
 |
Khung cảnh mua bán sản vật mùa nước nổi tại "chợ ma" Tha La, tỉnh An Giang. Sở dĩ chợ có tên độc, lạ bởi chỉ hoạt động từ lúc 3 giờ sáng và kết thúc khi mặt trời ló rạng. Điều đặc biệt, hàng hóa ở chợ này chủ yếu là những sản vật đánh bắt được trong mùa nước nổi.
|
THÚY AN (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Rạng sáng 10-8, chợ Mỹ Đức, ấp Mỹ Thiện, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang xảy ra hỏa hoạn, ngọn lửa thiêu rụi 15 ki ốt của 8 hộ kinh doanh tại chợ.
Sáng 29-7, Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức khánh thành, bàn giao Nhà tình nghĩa tặng gia đình bà Lê Thị Út, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đại tá Nguyễn Đức Cầu, Phó chủ nhiệm Chính trị Vùng chủ trì lễ bàn giao.