Tại đây, tiếp tục xuất hiện những bức ảnh đã từng gây chấn động dư luận thế giới một thời, như bức ảnh Nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối sự đàn áp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1963; bức ảnh Tổng trưởng cảnh sát Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Loan dùng súng lục bắn vào đầu Nguyễn Văn Lém, người bị tình nghi là Quân giải phóng trên một con phố Sài Gòn trong Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968; hay bức ảnh Em bé Napalm-Kim Phúc…
Ngoài ra, trong phần 1 của Triển lãm còn có sự xuất hiện diện của những bức ảnh sẽ khiến người xem ám ảnh về sự ác liệt của cuộc chiến tranh ở Việt Nam; giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh phi nghĩa do Mỹ gây ra ở Việt Nam, đồng thời phản ánh được sự anh dũng, can trường của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Ngoài phần 1 - “Việt Nam, cuộc chiến ác liệt”, Triển lãm “Ký ức chiến tranh” còn có 3 phần khác, gồm: “Những kỷ vật trở về từ phía bên kia”, “Những kỷ vật sống mãi với thời gian”, “Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”.
Triển lãm sẽ được khai mạc tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trong thời gian tới, nhân kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2016).
Lính Việt Nam Cộng hòa chăm sóc vết thương sau trận chiến quyết liệt với Quân giải phóng, tháng 7-1965.
Người phụ nữ Việt Nam bế một em bé trên tay và kéo tay một bé gái chạy tới nơi trú ẩn sau khi ngôi nhà của họ bị lính Việt Nam Cộng hòa đốt cháy ở Tây Ninh, tháng 7-1963.
Một lính thủy quân lục chiến Mỹ đang cố cứu sống một đồng đội bị thương nặng, tháng 9-1966.
Một người bị tình nghi là Quân giải phóng bị tra khảo dưới họng súng của một sĩ quan cảnh sát Việt Nam Cộng hòa, tại Tam Kỳ (Quảng Nam), tháng 11-1967.
Thủy quân lục chiến Mỹ chở đồng đội bị thương nặng trên một chiếc xa tăng trên đường phố Huế để tới chỗ sơ tán bằng trực thăng, ngày 17-12-1968.
Một lính dù bị thương thuộc Sư đoàn không vận 101 đang được 2 nhân viên y tế dìu qua trận mưa lớn sau khi được sơ tán từ núi Ấp Bia trong trận đánh ác liệt kéo dài 10 ngày, tháng 5-1969.
Trong những giờ phút cuối cùng hỗn loạn của cuộc chiến tranh Việt Nam, nhân viên Hải quân Mỹ trên tàu SS Blue Ridge đẩy một chiếc trực thăng xuống biển để lấy chỗ cho các chuyến bay di tản khỏi Sài Gòn, ngày
29-4-1975.
Quân cảnh núp sau bức tường ở lối vào của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn trong ngày thứ 2 của cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, phía trước là xác lính Mỹ, ngày
31-1-1968.
Lính thủy quân lục chiến Mỹ chạy tán loạn khi một máy bay trực thăng CH-46 bốc cháy do bị Quân giải phóng bắn hạ, ngày
15-7-1966.
Một lính thuộc Sư đoàn kỵ binh số 1 ném vật dụng sinh hoạt của người dân vào căn nhà đang bốc cháy trong một trận càn ở Tam Kỳ, ngày 27-10-1967.
Một người cha đau đớn ôm thi hài của con mình trong khi binh lính Việt Nam Cộng hòa nhìn xuống từ xe bọc thép, ngày
19-3-1964.
Lính Mỹ bị thương được vận chuyển tới máy bay trực thăng để về Sài Gòn, tháng 9-1965.
HOÀNG HÀ
Ảnh: Chụp lại tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam