Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII, năm 2024 đang diễn ra, Hội thảo “Phát triển sản xuất phim đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 9-11, tại Hà Nội.
 |
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (bên trái) và PGS, TS Bùi Hoài Sơn nêu những khó khăn trong việc làm phim lịch sử. |
Tại hội thảo, các khách mời là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; đạo diễn Charlie Nguyễn... đã đưa ra các ý kiến xác đáng về những thách thức, khó khăn đối với đề tài phim lịch sử dù Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích dòng phim này.
Các chuyên gia, nhà làm phim nêu chung quan điểm, tác phẩm lịch sử ở Việt Nam lâu nay gặp khó khăn khi tác giả tôn trọng lịch sử nên mang nỗi sợ hãi mơ hồ về tính chân thực của nhân vật, bối cảnh... đã kìm hãm sự sáng tạo. PGS, TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, phim lịch sử sẽ là dòng phim quan trọng với đất nước; mong muốn có các bộ phim vì người Việt Nam; cũng như tôn trọng lịch sử là trách nhiệm đạo đức với mọi người, đặc biệt là văn nghệ sĩ.
Tin, ảnh: CHÂU XUYÊN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Sáng 8-11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Tiêu điểm điện ảnh Đức”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII, hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức (1975 - 2025).
Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội (HANIFF) 2024 với khẩu hiệu “Điện ảnh Sáng tạo - Cất cánh” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội chủ trì, Cục Điện ảnh, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức khai mạc tối 7-11, tại Nhà hát hồ Gươm (Hà Nội).