Gác lại những bộn bề, lo toan năm cũ, đồng bào Tây Nguyên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (thôn Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) hân hoan đón Tết cổ truyền dân tộc với bao kỳ vọng về bức tranh tươi sáng trên hành trình đổi mới, phát triển của quê hương, đất nước.
Từ đại ngàn Tây Nguyên, những thanh âm của núi rừng – tiếng chiêng trầm hùng, nhịp xoang rộn rã, tiếng đàn T’rưng, K'lông Pút cùng những huyền thoại sử thi đang ngân vang giữa Thủ đô.
Những giá trị văn hóa ấy hòa quyện, trở thành mạch nguồn nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, góp thêm gam màu rực rỡ cho bức tranh văn hóa 54 dân tộc anh em vững bền và tỏa sáng.
Ban quản lý Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, ngay từ đầu tháng 1-2025, Làng đã tổ chức hàng loạt các hoạt động vui Xuân, đón Tết cho đồng bào và du khách, với chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động nô nức đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, qua đó du khách thêm hiểu những nét văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền, đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển nhân dịp năm mới 2025.
Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu tới bạn đọc những hình ảnh vui Xuân đón Tết của đồng bào Tây Nguyên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
 |
Dưới tiếng cồng chiêng rộn rã, trong không gian đậm đà bản sắc Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc nắm chặt tay nhau, hòa vào điệu múa mừng Đảng, mừng Xuân, khơi dậy tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.
|
 |
Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên luôn coi trống đôi, cồng ba, chiêng năm là tài sản quý báu, biểu thị sức mạnh trong đời sống vật chất, tinh thần và được biểu diễn trong các dịp lễ hội, ngày vui của buôn làng. |
 |
Đàn T’rưng không chỉ là nhạc cụ đệm cho các tiết mục ca hát, mà còn có khả năng độc tấu hoặc hòa tấu một cách hoàn hảo cùng các nhạc cụ truyền thống khác của đồng bào Tây Nguyên, như cồng chiêng, ting ning... tạo nên một bản giao hưởng đậm đà sắc thái văn hóa vùng đất này.
|
 |
Tiếng đàn T’rưng, đàn K'lông Pút, hay tiếng cồng chiêng ngân vang, nuôi dưỡng tâm hồn những em nhỏ Tây Nguyên. |
 |
Nghệ nhân Ưu tú Y Sinh, người phụ nữ Xơ Đăng đã dành trọn đời mình cho hành trình bảo tồn và lan tỏa âm nhạc truyền thống, mang theo tình yêu sâu sắc với văn hóa của đồng bào mình. |
 |
Mang trong mình khát vọng giữ gìn di sản cha ông, bà quyết định rời quê hương Kon Tum, đến với Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam – nơi được coi là “đại ngàn Tây Nguyên thu nhỏ” giữa lòng thủ đô Hà Nội. Ở đây, bà không chỉ giữ gìn âm nhạc của dân tộc mình mà còn truyền dạy nó cho những thế hệ tiếp nối. |
 |
Dẫu đã gần 70 tuổi, nhưng bà vẫn kiên trì, vẫn say mê từng điệu đàn, từng bài hát, bảo ban từng em nhỏ về cách chế tác đàn K'lông Pút, về cách chơi đàn T’rưng, để rồi đưa những âm thanh ấy bay xa, chạm đến trái tim của mọi người. |
 |
Những âm thanh ấy không chỉ là giai điệu, mà là những huyền thoại sống, nuôi dưỡng và giữ gìn bản sắc văn hóa của một dân tộc trên con đường hội nhập và phát triển. |
 |
Những giá trị văn hóa ấy đã vượt qua thời gian, không chỉ làm phong phú thêm bức tranh đa dạng của 54 dân tộc anh em, mà còn góp phần vun đắp tinh thần đoàn kết dân tộc. |
THANH HƯƠNG - HỒNG PHÚC (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Đến Lữ đoàn 683 (Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần) những ngày này, chúng tôi ghi nhận không khí rộn ràng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của cán bộ, chiến sĩ ngay từ khi bước vào cổng đơn vị.
Khi tàu 390 chở đoàn công tác của Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân mang theo hàng và quà Tết từ đất liền cập đảo cũng là lúc quân dân trên huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang rộn ràng chuẩn bị đón một mùa xuân mới.
Để bảo đảm công tác khám, cấp cứu trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế lên kế hoạch bảo đảm đầy đủ cơ số thuốc, máu, trang thiết bị, nhân lực và có phương án cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân.