Lễ tổng kết, trao giải và triển lãm diễn ra vào chiều 11-1, tại Hà Nội.
Tác phẩm “Chực chờ” của họa sĩ Lê Diệu Bang (bút danh Méo) đoạt giải Nhất; giải Nhì còn có tác phẩm “Chung sức” của họa sĩ Đỗ Anh Dũng (bút danh DAD); ngoài ra Ban tổ chức còn trao 2 giải Ba, 4 giải Khuyến khích.
 |
Trung tá, họa sĩ Nguyễn Mạnh Tiến nhận giải Nhì. |
 |
Tác giả nhận giải Khuyến khích. |
 |
Triển lãm thu hút khách tham quan. |
Sau 8 tháng phát động (từ tháng 4-2018 đến tháng 12-2018), cuộc thi đã thu hút khoảng 400 tác phẩm dự thi, chưa kể hàng chục tác phẩm gửi để "dự treo" triển lãm. Điều đó cho thấy sức sáng tạo biếm họa của các họa sĩ chuyên và không chuyên khắp cả nước vô cùng dồi dào. Ấn tượng nhất là họa sĩ Cận, ngoài 10 bức tranh dự thi, mức tối đa theo thể lệ, anh còn gửi thêm khoảng 50 bức để Ban tổ chức sử dụng, như một cách cổ vũ cho giải thưởng, cũng như cho phong trào biếm họa nói chung.
 |
Tác phẩm “Chực chờ” của họa sĩ Lê Diệu Bang (bút danh Méo) đoạt giải Nhất. |
 |
Tác phẩm “Chung sức” của họa sĩ Đỗ Anh Dũng đoạt giải Nhì. |
 |
Tác phẩm “Khi đời tư cũng thành …món ăn nhanh” của họa sĩ, Trung tá Nguyễn Mạnh Tiến. |
Theo đánh giá của Ban tổ chức, có tới trên 30% số tranh dự thi đã chọn đề tài văn hóa ứng xử trên mạng xã hội, điều đó đã phản ánh rất chính xác nỗi lo lắng của toàn xã hội trong thời gian này. Họa sĩ Hữu Lộc đã khái quát điều đó trong bức tranh mà các nhân vật tự biến mình thành những con rối để cộng đồng giật dây "đánh nhau" bằng "cây gậy" facebook.
Không đao to búa lớn: "Lịch chăm mẹ ốm" của họa sĩ trẻ Nguyễn Đức Trí là một nụ cười mỉa mai thấm thía. Mẹ ốm không chăm, ngồi chơi Facebook nhưng trên mạng ảo lại đóng vai một người con hiếu thảo với status: "Mẹ chóng lành bệnh nhé" để nhận vô số like, love, để rồi "tự sướng" với vai diễn đó của mình.
Qua 400 tác phẩm dự thi, các tác giả sử dụng sức mạnh của biếm họa để phê phán những biểu hiện lệch lạc trong văn hóa ứng xử, cổ vũ những hành động văn hóa, văn minh trong các quan hệ ứng xử trong xã hội ngày nay, bày tỏ mong muốn về một môi trường xã hội (cả thực và ảo) văn minh trong ứng xử...
Là "kiến trúc sư" của Giải Biếm họa báo chí Việt Nam - cúp Rồng tre từ mùa giải đầu tiên đến nay, họa sĩ Lý Trực Dũng nhận xét: "Ứng xử văn hóa; Xã hội văn minh" là đề tài nghe thì dễ nhưng thực sự khó. Nó tương đối trừu tượng. Khi chấm 400 bức tranh, ban đầu rất lo là có chọn được những tác phẩm xứng đáng không. Nhưng chấm xong thì tôi phấn khởi vì chọn được tranh tốt. Với tranh biếm họa, quan trọng nhất là phải có ý tưởng.
Tin, ảnh: KHÁNH HUYỀN