Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị đã phản ánh đúng những vấn đề cấp bách hiện nay về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ở mặt đạo đức, chống suy thoái đạo đức, lối sống…; ở tầm khái quát cao, đồng thời thể hiện quyết tâm cao của Đảng đối với việc khắc phục, đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, suy thoái... Với tinh thần đó cho thấy: Đây là lần đầu tiên có mô%3ḅt văn kiê%3ḅn chính thức của Đảng chỉ đạo học tâ%3ḅp và làm theo toàn bô%3ḅ di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tính hệ thống, chiến lược lâu dài. Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị chỉ giới hạn trong thực hiện Đại hô%3ḅi X; Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị chỉ giới hạn trong thực hiện Đại hô%3ḅi XI; còn Chỉ thị 05 không có giới hạn về thời gian thực hiê%3ḅn và với điểm nhấn mới là về “phong cách” Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy, sự đánh giá tầm vóc lớn lao, giá trị trường tồn và bền vững toàn bộ di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Triển khai thực hiện các Chỉ thị 06 và Chỉ thị 03 đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chưa đủ mạnh để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị đã phản ánh đúng những điều kiện, nhân tố và biện pháp tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện có hiệu quả chủ trương khắc phục, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị là một động lực to lớn từ tầng sâu nền tảng tinh thần xã hội đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phát triển bền vững đất nước. Điểm mới của Nghị quyết Đại hội XII là đã chỉ rõ 4 trụ cô%3ḅt của phát triển bền vững: Phát triển kinh tế-xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng-an ninh là trọng yếu. Qua đó cho thấy: Nội hàm phát triển bền vững ở nước ta hiện nay, không chỉ phát triển kinh tế là trung tâm mà cả phát triển xã hội; không chỉ xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh thần mà cả xây dựng con người. Thực hiện thắng lợi các trụ cô%3ḅt đó phải bắt đầu và thông qua quán triệt, vận dụng, đưa Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị vào cuộc sống một cách thiết thực và hiệu quả. Điều đó đặt ra cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong học tập, triển khai Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị không chỉ là hiểu nội dung, bản chất, giá trị, mà phải còn bằng hành động cụ thể tích cực trong thực tiễn, trong đó thực tiễn tự rèn luyện, tự chấn chỉnh bản thân mình là quan trọng nhất.
Quán triệt, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị phải trên cơ sở thấu hiểu bản chất nói chung, chú trọng vào những nét bổ sung, phát triển mới, đồng thời tự tạo dựng cho mình niềm tin, ý chí, quyết tâm, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân.
Phong cách Hồ Chí Minh là một điểm mới, nội dung nhấn mạnh, nó có nội hàm rộng lớn hơn nhiều so với tư tưởng, đạo đức của Người. Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh không chỉ là vấn đề hiểu tư tưởng, đạo đức, mà quan trọng hơn là tự rèn luyện trong thực tiễn bằng các phương pháp đã được định hướng, chỉ dẫn của Người một cách cụ thể.
Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị đã khái quát phong cách Hồ Chí Minh là: Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi tới chốn, nói đi đôi với làm, tự mình nêu gương; phong cách diễn đạt nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sinh hoạt: Ngăn nắp, yêu lao động, quý trọng thời gian, bất luâ%3ḅn trong hoàn cảnh nào cũng lấy khiêm tốn, giản dị làm nền, lấy chừng mực, điều độ làm chuẩn, lấy trong sạch, thanh cao làm vui, lấy gắn bó với con người, với thiên nhiên làm niềm say mê; phong cách ứng xử vừa khiêm tốn, nhã nhặn, lịch lãm, vừa linh hoạt, biến hóa, lại chân tình, nồng hậu, có lý có tình, chứa đựng những giá trị nhân bản của con người.
Quá trình học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh phải trải qua những bước chuyển hóa ngay trong bản thân mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi con người. Nó liên quan trực tiếp đến vấn đề lợi ích rất nhạy cảm và sự bền bỉ dẻo dai hằng ngày. Nó được biểu hiện trong cuộc đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn trong tư tưởng cũng như trong hành vi hoạt động, quan hệ ở mỗi con người, mỗi cán bộ, đảng viên… một cách rất quyết liệt.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì động lực cơ bản cho sự vượt lên, sự chiến thắng ấy là sức mạnh chính trị, tinh thần. Động lực chiến thắng sự quyến rũ về lợi ích vật chất không phải bằng lực lượng vật chất, mà bằng sức mạnh chính trị, tinh thần. Đó là sự giác ngộ chính trị, đạo đức cách mạng; sự thức tỉnh “lương tâm, danh dự” của người cán bộ, đảng viên - “công bộc”, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Người yêu cầu và chỉ ra cách thức giải quyết mâu thuẫn liên quan đến lợi ích cá nhân là: “Lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng. Khi cần đến tính mệnh của mình cũng phải vui lòng hy sinh cho Đảng" (1).
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đức tính kiên trì rèn luyện để có sự giác ngộ, sự thức tỉnh lương tâm, thực hiện mục tiêu lý tưởng là giải phóng dân tộc, đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh phải đạt tới sự thấu hiểu nội dung, giá trị và chuyển hóa thành động lực tinh thần và hành vi hoạt động thực tiễn một cách bền vững. Quá trình đó diễn ra thường xuyên, liên tục mọi lúc, mọi nơi, tức là thành thói quen, lẽ sống, đạo lý sống, lối sống, cốt cách, tâm hồn của mỗi cán bộ, đảng viên. Không cần phải nói nhiều mà trong hành vi ứng xử, sinh hoạt hằng ngày có được những biểu hiện mang sắc thái phong cách Hồ Chí Minh, tức là đã từng bước cụ thể đưa Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị vào cuộc sống.
Con đường, cách thức, biện pháp ấy định hướng cho mỗi cán bộ, đảng viên trong vận dụng vào học tập, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Quá trình học tập, thực hiện Chỉ thị 05, mỗi cán bộ, đảng viên cũng như quần chúng, mặc dù không xem nhẹ biện pháp hành chính, nhưng quan trọng nhất là qua sự giác ngộ chính trị, thức tỉnh lương tâm đạo đức cách mạng. Không có được điều đó thì sự quyến rũ của chủ nghĩa cá nhân, tham ô, tham nhũng vẫn còn nơi ẩn nấp, trú ngụ và khó đào thải trong mỗi con người.
Quán triệt, vận dụng, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị phải gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, để “cả hệ thống chính trị phải vào cuộc”. Sự kết hợp đó tạo nên sức mạnh tổng hợp của các biện pháp, cả hành chính và giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo cách thức, chỉ dẫn của phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi cách thức biện pháp ấy hỗ trợ cho nhau để cùng nâng cao sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi Chỉ thị 05 và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Một trong các vấn đề cần nắm chắc, như Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị đã chỉ ra là: Đăng ký phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vấn đề này được chỉ rõ là: “Sát với thực tiễn, chức trách, nhiệm vụ; cụ thể, thiết thực, ngắn gọn”. Điều đó được hiểu, học tập, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị không phải đi đến những phong cách giống nhau một cách hình thức, mà rất đa dạng, phong phú, sinh động. Tùy theo chức trách, nhiệm vụ mà phong cách biểu hiện khác nhau, nhưng cùng hướng đến những nét chung thuộc phong cách Hồ Chí Minh, đó là: Phong cách tư duy độc lập; phong cách làm việc dân chủ, ứng xử văn hóa... Mỗi cán bộ, đảng viên, tùy theo chức trách, nhiệm vụ mà đăng ký chỉ tiêu, xác định nội dung, biện pháp phù hợp với bản thân mình. Lấy những vấn đề đã khái quát trong Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về phong cách Hồ Chí Minh và đối chiếu với chức trách, nhiệm vụ của mình để cần tập trung vào nội dung nào là phù hợp, cơ bản, để đăng ký. Đối với mỗi tổ chức đảng cũng dựa vào tiêu chí đã đăng ký của cá nhân để phát hiện và kịp thời điều chỉnh qua từng giai đoạn. Phải lấy tiêu chí đã đăng ký ấy để đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên. Tính thống nhất, sự đồng bộ của cả tổ chức và cá nhân sẽ tạo nên những tác động thuận chiều, góp phần thực hiện thắng lợi Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
BÙI MẠNH HÙNG
-----------------------------
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2002, tr.251