Ngày 21-7, Anh và 24 quốc gia khác, gồm Australia, Canada, Pháp, Italy, Nhật Bản, Thụy Sĩ, New Zealand cùng một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), đã ra tuyên bố chung kêu gọi chấm dứt ngay lập tức cuộc chiến tại dải Gaza, trong bối cảnh thương vong dân sự tiếp tục gia tăng nghiêm trọng.
 |
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel tại trại tị nạn Jabalia, dải Gaza. |
Trong tuyên bố có đoạn: "Chúng tôi kêu gọi các bên và cộng đồng quốc tế đoàn kết trong một nỗ lực chung nhằm chấm dứt cuộc xung đột thông qua một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, vô điều kiện và vĩnh viễn", đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ đối với nỗ lực hòa giải của Mỹ, Qatar và Ai Cập. Các nước ký kết cũng cho biết sẵn sàng có thêm hành động để thúc đẩy một lệnh ngừng bắn bền vững.
Tuyên bố chung cũng cho rằng Quỹ Nhân đạo Gaza (GHF) - cơ chế phân phối viện trợ do Mỹ và Israel hậu thuẫn nhằm thay thế cho các hoạt động của Liên hợp quốc (LHQ) là hoạt động "nguy hiểm", không đảm bảo an toàn và chỉ cung cấp viện trợ "nhỏ giọt" cho người dân. Các nước cảnh báo việc giết hại thường dân, kể cả trẻ em, khi họ đang tìm kiếm thực phẩm và nước sạch, là “vô nhân đạo” và không thể biện minh. Theo số liệu của LHQ, tuần trước đã có ít nhất 875 người thiệt mạng khi tìm cách nhận lương thực từ GHF.
TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Truyền thông Arab ngày 17-7 đã nêu chi tiết nhượng bộ của Israel liên quan đến sự hiện diện của binh sĩ tại Dải Gaza trong khuôn khổ thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 60 ngày, theo đó quân đội Israel sẽ rút khỏi phần lớn khu vực trong Dải Gaza.
Ngày 16-7, Phó tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các vấn đề nhân đạo, đồng thời là điều phối viên cứu trợ khẩn cấp, ông Tom Fletcher, nhấn mạnh Israel phải tuân thủ các nguyên tắc và luật pháp giống như tất cả các quốc gia khác về việc bảo vệ dân thường.