Ngày 5-3, với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, Tòa án Tối cao Mỹ bác bỏ yêu cầu của chính quyền Tổng thống Donald Trump về việc đóng băng khoản viện trợ nước ngoài trị giá gần 2 tỷ USD được Quốc hội phê duyệt.
Động thái này đã duy trì phán quyết trước đó của Thẩm phán Tòa án liên bang ở thủ đô Washington, D.C. Amir Ali trong đó yêu cầu chính quyền nhanh chóng giải ngân cho các nhà thầu.
Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Mỹ không nói rõ thời điểm phải giải ngân số tiền viện trợ nước ngoài, do đó tranh cãi về vấn đề này có thể vẫn diễn ra ở các tòa án cấp dưới. Tòa án Tối cao Mỹ lưu ý thời hạn giải ngân theo lệnh của tòa án ở thủ đô Washington vào tuần trước đã qua nên các tòa án cấp dưới cần "làm rõ những nghĩa vụ mà chính phủ phải thực hiện để bảo đảm tuân thủ phán quyết".
Chính quyền Tổng thống Trump chưa bình luận về phán quyết trên.
 |
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: NYT
|
* Cùng ngày, hàng trăm nhà ngoại giao tại Bộ Ngoại giao Mỹ và USAID đã viết thư cho Ngoại trưởng Marco Rubio phản đối việc giải thể USAID, cho rằng điều này làm suy yếu vai trò lãnh đạo của nước này trên trường quốc tế. Trong bức điện tín dự kiến được gửi qua kênh nội bộ của bộ trên, các nhà ngoại giao cho biết lệnh đóng băng hầu hết viện trợ nước ngoài của chính quyền Tổng thống Trump cũng gây nguy hiểm cho các nhà ngoại giao và lực lượng Mỹ ở nước ngoài, đồng thời đe dọa tính mạng của hàng triệu người đang phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ. Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết đã có hơn 700 người ký vào lá thư.
Bộ Ngoại giao Mỹ chưa bình luận về thông tin trên.
TTXVN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Ngày 5-3, Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak thông báo nước này và Mỹ đã nhất trí tổ chức thêm các cuộc đàm phán sau cuộc điện đàm với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Mike Waltz.
Nên hay không nên tăng lương cho các nghị sĩ quốc hội và nhân viên cấp cao của chính phủ là vấn đề đang được bàn tán rôm rả và gây ra những ý kiến trái chiều trên chính trường Mỹ.