Ông Orham Pamuk

Ngày 12-10, Hội đồng trao giải Nobel đã quyết định trao giải Nobel văn học 2006 cho tiểu thuyết gia người Thổ Nhĩ Kỳ, ông Orham Pamuk. Ông là người đã từng có mâu thuẫn với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và bị đưa ra toà với tội danh “sỉ nhục bản chất Thổ Nhĩ Kỳ”.

Trang web về giải Nobel cho rằng, ông Pamuk, đã khám phá ra những biểu tượng mới của sự xung đột và kết nối các nền văn hoá. Quyết định trao giải Nobel văn học cho ông Pamuk gần như không làm ai ngạc nhiên.

Ông Pamuk, 54 tuổi, sinh ra tại Istabul. Những tiểu thuyết nổi tiếng của ông bao gồm “Tuyết”, “Istabul” và “Tên tôi đỏ”, phần lớn đã đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác.

Trước đó, tháng 2-2005, khi trả lời một tờ báo của Thuỵ Sĩ, ông Pamuk cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã không nhiệt tình trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới hai giai đoạn đau thương nhất trong lịch sử của mình đó là: Vụ thảm sát người Ác-mê-ni-a trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc chiến tranh du kích ở khu vực của người Cuốc ở phía Đông Nam. “Ba mươi nghìn người Cuốc và một triệu người Ác-mê-ni-a đã bị chết và không ai, trừ tôi ra, giám nói tới điều này”, ông Pamuk nói trong cuộc phỏng vấn.

Người ta cho rằng, nhiều người Ác-mê-ni-a đã bị người Thổ Nhĩ Kỳ thảm sát trong những ngày cuối cùng của Đế chế Ốt-tô-man trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng như phần lớn người dân nước này phản đối kịch liệt cáo buộc trên. Họ cho rằng, người Ác-mê-ni-a cũng như người Cuốc bị chết là do chiến tranh chứ không phải do hành động diệt chủng.

Với việc giành được giải Nobel văn học năm nay, ông Pamuk sẽ trở nên nổi tiếng và các tác phẩm của ông sẽ được phát hành rộng rãi hơn, bán chạy hơn. Ông sẽ nhận được 1,4 triệu USD tiền thưởng khi giải được chính thức trao vào ngày 10-12 năm nay.

Chủ nhân của giải Nobel văn học năm ngoái là nhà viết kịch người Anh Harold Porter, người nổi tiếng về phê bình các chính sách đối ngoại của Mỹ. Sau khi giải được trao cho Harold Porter, Học viện Hoàng gia Thuỵ Điển đã bị cáo buộc là chống Mỹ, thiên tả và vì mục đích chính trị.

Ngày mai, 13-10, giải Nobel hoà bình, giải cuối cùng của mùa Nobel năm nay sẽ được công bố.

Ngọc Hưng (theo website Nobel)