Ngày 7-5, Cơ quan Hàng không Dân dụng (CAA) của Pakistan đã khôi phục hoạt động bay tại nhiều thành phố lớn, sau các vụ tấn công của Ấn Độ nhằm vào các mục tiêu khủng bố trên đất Pakistan. Trước đó, CAA hạn chế tiếp cận không phận trong 48 giờ để xem xét tình hình an ninh và an toàn bay.
Theo thông báo mới, CAA khuyến cáo hành khách thận trọng và theo dõi các kênh liên lạc chính thức của các hãng hàng không để cập nhật thông tin. Cơ quan này cũng cho biết quyết định cuối cùng về lịch trình và chặng bay sẽ do các hãng hàng không tự quyết.
 |
Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội X ngày 7-5 khoảnh khắc tên lửa đánh trúng Bahawalpur, Punjab, phía Đông Pakistan. Ảnh: CNN
|
Quan chức của Cơ quan Quản lý Sân bay Pakistan cho biết hoạt động ở các sân bay lớn đã trở lại bình thường. Các chuyến bay nội địa và quốc tế đã được nối lại ở nhiều sân bay quốc tế lớn như Allama Iqbal Lahore, Jinnah Karachi và Islamabad.
Tuy nhiên, một số hãng hàng không châu Á vẫn đang chuyển hướng hoặc hủy các chuyến bay có điểm đầu ở châu Âu do lo ngại giao tranh giữa Ấn Độ và Pakistan. Theo trang theo dõi các chuyến bay FlightRadar24, tính đến sáng 7-5 theo giờ địa phương, các hãng hàng không đã chuyển hướng hơn 20 chuyến bay quốc tế nhằm tránh không phận Pakistan, đồng thời hủy 52 chuyến bay đến hoặc đi từ nước này.
Trong khi đó, các chuyến bay nội địa tại Ấn Độ cũng bị gián đoạn khi một số sân bay phải đóng cửa, khiến nhiều chuyến bay của các hãng hàng không Air India, IndiGo, SpiceJet và Akasa Air bị hủy.
TTXVN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Ấn Độ và Pakistan, Liên hợp quốc (LHQ) và Mỹ đã kêu gọi hai bên kiềm chế tối đa để tránh leo thang căng thẳng.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 7-5 tuyên bố Islamabad đang đưa ra "phản ứng mạnh mẽ" trước những gì mà theo ông là “một hành động chiến tranh” từ phía Ấn Độ.
Rạng sáng 7-5, Ấn Độ đã bắn tên lửa nhằm vào nhiều địa điểm ở Pakistan, bao gồm cả khu vực Kashmir do Pakistan quản lý, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai nước láng giềng.