Cố vấn của Giám đốc điều hành Rosenergoatom - công ty vận hành các nhà máy điện hạt nhân của Nga, ông Renat Karchaa ngày 5-1 cho biết các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) không được phép tiếp cận khu vực vỏ điều áp kín (HC) trong khoang lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
 |
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ảnh: AFP/TTXVN |
Ông Karchaa nêu rõ khoang lò phản ứng chứa các thiết bị công nghệ chính, có tính phóng xạ cao, liên quan đến việc sản xuất nhiệt năng, do đó việc tiếp cận khu vực này bị hạn chế. Ông nhấn mạnh ở chế độ "niêm phong" việc tiếp cận các bộ phận của lò phản ứng là bị cấm và chỉ được thực hiện khi có lý do chính đáng rõ ràng và trong các trường hợp khẩn cấp.
Cuối tháng 12-2023, IAEA cho biết đã xác minh thành công các biện pháp đảm bảo an toàn tại các nhà máy điện hạt nhân trên.
Sau khi Nga kiểm soát Zaporizhzhia, nhà máy này đã trở thành mục tiêu của nhiều cuộc tấn công và đã nhiều lần bị ngắt khỏi lưới điện quốc gia Ukraine, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tai nạn hạt nhân quy mô lớn. 6 lò phản ứng hạt nhân tại đây - sản xuất khoảng 1/5 điện năng của Ukraine trước khi bùng phát xung đột - đã ngừng hoạt động trong nhiều tháng.
TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Ngày 6-12, Nhà máy điện hạt nhân lò phản ứng làm mát bằng khí nhiệt độ cao (HTGR) của Trung Quốc - nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới, đã chính thức đi vào vận hành thương mại.
Reuters đưa tin, ngày 9-7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova kêu gọi các nhà lãnh đạo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thảo luận về tình hình nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh quân sự này diễn ra trong hai ngày 11 và 12-7 tại Litva.