Ngày 22-2, Myanmar đã bàn giao hơn 100 nhân viên của một trung tâm lừa đảo để hồi hương về Trung Quốc qua Thái Lan. Đây là đợt thứ 3 trong chiến dịch trấn áp đối với các hoạt động bất hợp pháp này.
Tuyên bố của chính quyền quân sự Myanmar nêu rõ nhóm thứ 3 gồm 111 công dân Trung Quốc đã được trao trả vào ngày 22-2 qua Cầu hữu nghị Thái Lan-Myanmar 2 tại thị trấn biên giới Mae Sot của Thái Lan.
 |
Một số nạn nhân được giải cứu tại quận Myawaddy ở miền đông Myanmar, ngày 17-2. Ảnh minh họa: AP |
Các cảnh quay trực tiếp trên truyền thông Thái Lan cho thấy những người này đã lên máy bay của Hãng hàng không Southern China Airlines.
Hàng trăm người nước ngoài dự kiến sẽ được gửi về quê hương từ các khu phức hợp lừa đảo ở Myanmar trong những tuần tới. Các khu phức hợp này do các băng nhóm tội phạm điều hành và có nhân viên là người nước ngoài, nhiều người trong số này cho biết họ đã bị buôn bán và buộc phải lừa đảo mọi người trên khắp thế giới trong các vụ lừa đảo kéo dài trên mạng Internet.
Phát biểu cùng ngày, Phó thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechayachai mô tả các trung tâm lừa đảo là vấn đề "tội phạm xuyên quốc gia phức tạp". Ngoài việc dừng cung cấp nhiên liệu và cắt điện cho các trung tâm lừa đảo bị nghi ngờ ở phía Myanmar, ông Wechayachai đã chỉ thị cho cảnh sát Thái Lan tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn ngày 21-2 đã ca ngợi "sự hợp tác mạnh mẽ" giữa Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan để trấn áp các mạng lưới lừa đảo xuyên biên giới.
TTXVN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55, sáng 22-1, giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Julie Bishop, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Myanmar.
Cảnh sát Myanmar cho biết, 1 người đã thiệt mạng và 4 người khác bị thương trong vụ sập bể quặng đuôi tại một mỏ ngọc ở thị trấn Hpakant, bang Kachin miền Bắc Myanmar ngày 12-3.