Ngày 16-12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã ra lệnh cho tàu sân bay USS Gerald R. Ford và một tàu chiến khác tiếp tục ở lại Địa Trung Hải trong vài tuần nữa để duy trì sự hiện diện của 2 tàu sân bay gần Israel trong bối cảnh xung đội tại Dải Gaza tiếp tục diễn ra.
 |
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Ảnh |
Đây sẽ là lần thứ 3 việc triển khai tàu sân bay USS Gerald R. Ford được kéo dài, thể hiện những lo ngại của Mỹ về tình hình biến động trong khu vực này. Cùng với tàu sân bay USS Gerald R. Ford, Mỹ hiện còn triển khai tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower trên Địa Trung Hải, một điều hiếm thấy trong những năm gần đây. Hai tàu sân bay này mang theo nhiều máy bay chiến đấu F/A-18 có thể đánh chặn hoặc tấn công mục tiêu cùng máy bay do thám E2-Hawkeye với nhiệm vụ cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa, giám sát và quản lý không phận.
Trong một diễn biến khác có liên quan, các nguồn tin địa phương ngày 16-12 cho biết 2 căn cứ của Mỹ ở Đông Bắc Syria đã bị tấn công bằng rocket và hầu hết các quả rocket đều trúng 2 căn cứ này. Sau khi bùng phát xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas của người Palestine ở Dải Gaza hồi tháng 10, nhiều căn cứ của Mỹ ở Iraq và Syria đã bị các nhóm vũ trang tấn công.
TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Sau nhiều năm lãng quên, Nga có ý định hồi sinh truyền thống đóng tàu sân bay. Một trong số các đề xuất là tàu sân bay tương lai thuộc Đề án 11430E Lamantin được Cục thiết kế Nevskoye thuộc Tập đoàn Đóng tàu thống nhất Nga giới thiệu dành cho hải quân nước này.
Ngày 16-10, hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn thông tin từ Viện Hải quân Mỹ (USNI) cho biết, tuần trước, 1 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ đã rời căn cứ Hải quân ở California để tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong khi một tàu sân bay khác đã có mặt ở Hàn Quốc.