Washington đã công bố một quy trình đầu tư ưu tiên dành cho các quốc gia đồng minh, chỉ vài ngày trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới các quốc gia Vùng Vịnh, những nước đã cam kết sẽ rót hàng tỷ USD vào các doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng của Mỹ, bao gồm lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
Hồi tháng 2 vừa qua, Tổng thống Trump đã ký chỉ thị "Chính sách đầu tư nước Mỹ trước tiên", hứa hẹn sẽ đưa Mỹ trở thành "điểm đầu tư tuyệt vời nhất thế giới".
Các quốc gia Vùng Vịnh, ước tính quản lý tới 40% tổng tài sản của các quỹ đầu tư quốc gia trên thế giới và là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Mỹ, từ lâu đã vận động hành lang để nới lỏng những quy định mà họ cho là các yêu cầu hành chính phiền hà, có thể làm chậm tốc độ đầu tư của họ vào Mỹ.
Trong đó, UAE đặc biệt mong muốn nhanh chóng hợp tác với các công ty công nghệ Mỹ trong nỗ lực trở thành trung tâm hàng đầu của khu vực về AI. Tháng 3 vừa qua, UAE đã công bố sẽ đầu tư 1,4 nghìn tỷ USD vào Mỹ trong vòng 10 năm.
 |
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
|
Bộ Tài chính Mỹ ngày 8-5 cho biết, sẽ ra mắt một cổng thông tin điện tử, qua đó Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Mỹ (Cfius) thuộc Bộ này sẽ thu thập thông tin từ các nhà đầu tư nước ngoài, trước khi họ chính thức nộp hồ sơ xin đầu tư. Bộ này cũng cho biết, đang "tập trung vào việc tăng cường hiệu quả trong quy trình của Cfius", nhằm cho phép dòng vốn đầu tư lớn hơn từ các quốc gia đối tác.
Tổng thống Trump sẽ có chuyến thăm Saudi Arabia, Qatar và UAE vào tuần tới, cùng đi có giám đốc điều hành các công ty, tập đoàn lớn. Các nhà phân tích dự đoán rằng, chi tiết các kế hoạch đầu tư có thể sẽ được thảo luận trong chuyến thăm này. Saudi Arabia đã cam kết đầu tư 600 tỷ USD vào Mỹ trong 4 năm tới, trong khi UAE đã quảng bá các khoản đầu tư trị giá 1,4 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới.
TTXVN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố ông sẽ “luôn luôn” áp thuế tối thiểu 10% đối với các đối tác thương mại của Washington ngay cả khi hai bên đạt được thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng có thể có ngoại lệ trong một số trường hợp.
Sáng 11-5 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá cuộc đàm phán với Trung Quốc diễn ra ngày 10-5 tại Thụy Sĩ là "một sự tái thiết lập toàn diện” quan hệ thương mại Mỹ - Trung và đã đạt được tiến bộ lớn.
Ngày 9-5, Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ duy trì mức thuế quan cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu ngay cả sau khi các thỏa thuận thương mại được ký kết. Ông Trump cũng cho biết thêm rằng các nước có thể được miễn trừ khi đưa ra các điều khoản thương mại quan trọng.
Mỹ và Trung Quốc thông báo sẽ cử phái đoàn đến Thụy Sĩ trong tuần này để khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại song phương, trong bối cảnh căng thẳng leo thang liên quan đến các biện pháp thuế quan đáp trả lẫn nhau giữa hai nước. Nếu diễn ra, các cuộc gặp này sẽ đánh dấu lần tiếp xúc chính thức công khai đầu tiên giữa quan chức cấp cao của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nhằm tháo gỡ căng thẳng thương mại đang có nguy cơ tác động tiêu cực đến tăng trưởng toàn cầu.