Tại tỉnh Oudomxay, chỉ số bụi mịn đo được là 320, chỉ số chất lượng không khí hơn 300 (mức nguy hại); còn tại tỉnh Xayyabouly chỉ số bụi mịn và chỉ số chất lượng không khí lần lượt là 227 và 277 (mức rất kém); tại tỉnh Phongsaly là 207 và 257 (mức rất kém); tại tỉnh Luangphabang là 195 và 245 (mức rất kém); tỉnh Xiengkhoang là 159 và 209 (mức kém), còn tại thủ đô Vientiane, chỉ số bụi mịn đo được là 71 và chỉ số chất lượng không khí ở mức 126 (mức xấu)…

leftcenterrightdel

Tại thủ đô Vientiane, chỉ số bụi mịn đo được là 71 và chỉ số chất lượng không khí ở mức 126 (mức xấu)… 

Bụi mịn PM là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Nguyên nhân tự nhiên dẫn đến việc tăng độ bụi PM 2.5: Cháy rừng, bụi thiên nhiên, thời điểm giao mùa (vào khoảng tháng 10 và 11 trong năm thường xuất hiện sương mù; những lớp sương mù dày này góp phần làm cho các lớp bụi tích tụ bên trong thành phố không thoát được), giao thông vận tải, sinh hoạt của người dân, sản xuất công nghiệp, rác thải, xây dựng (chung cư, cao ốc, đường cầu,…); nông nghiệp (đốt rơm rạ sinh ra khói thải độc hại).

Tác hại của bụi PM2.5: Bụi mịn PM2.5 mang đến những vi khuẩn có hại cho cơ thể, từ đó gây ra hiện tượng dị ứng da, làm bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nếu tiếp xúc với lượng bụi mịn nhiều còn có thể gây ra các hiện tượng viêm mũi, đau mắt, các bệnh về tai mũi họng.

Bên cạnh đó, bụi mịn PM2.5 phá hủy và đẩy nhanh quá trình Apoptosis - một trong những cơ sở sinh bệnh học quan trọng nhất của bệnh tim mạch. Chính vì vậy khi hít phải 1 lượng lớn bụi mịn PM2.5 thì có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh tim.

Ở Lào nói chung và Vientiane nói riêng, nguồn phát tán bụi mịn chính được cho là do tập quán và thói quen đốt rẫy, đốt rừng, nấu bếp và đốt rác thải của người dân. Chính quyền thành phố chính thức ban hành lệnh cấm các hình thức đốt từ tháng 12-2023 và ra thêm lệnh tăng cường ngăn chặn các hành vi này hồi trung tuần tháng 2-2024.

Bà Bounkham Vorachith, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào cho biết: Để đối phó với tình trạng trên, Lào đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho toàn xã hội nhằm xây dựng đất nước Lào trở thành đất nước xanh, sạch, đẹp. Ngoài ra, Lào cũng đưa vấn đề xử lý rác thải vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Phaylin BOUNYANG (Theo TTX Lào)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.