Trong bài đăng ngày 24-6, trang tin NTV của Đức cho biết, cuộc khủng hoảng khí đốt và các hậu quả kinh tế khác của cuộc chiến Ukraine đã chi phối ngày thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels.
Tại hội nghị, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kêu gọi châu Âu giảm bớt phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đồng thời cho biết, Đức đã rất nỗ lực điều chỉnh cơ sở hạ tầng cũng như chuyển hướng nhập khẩu khí đốt từ các nước khác. Tuy nhiên các nỗ lực này cần phải được đẩy mạnh hơn nữa, trong đó có việc mở rộng nguồn năng lượng tái tạo.
 |
Ảnh minh họa: Ảnh: AFP/TTXVN |
Việc Đức tuyên bố báo động cấp hai về khủng hoảng năng lượng trong kế hoạch khẩn cấp của nước này đang khiến các nước châu Âu lo ngại về nguy cơ kinh tế Đức có thể gặp bất ổn do thiếu khí đốt và kéo theo nhiều hệ lụy cho các nước láng giềng.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cũng bày tỏ lo ngại về tình hình năng lượng ở Đức sau khi nước này thừa nhận có thể phải cắt giảm một số hoạt động kinh tế vì không có đủ khí đốt. Cũng theo ông De Croo, Đức hiện là quốc gia duy nhất phải thừa nhận điều này và nó có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các nước châu Âu khác.
Trước đó hôm 23-6, Chính phủ Đức đã công bố mức "báo động" trong kế hoạch khẩn cấp về khí đốt. Đây là mức cảnh báo thứ hai trong 3 mức cảnh báo của kế hoạch này và được ban bố trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga giảm khiến giá khí đốt liên tục tăng cao.
TTXVN
Theo Sputnik, ngày 19-6, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết, Washington kêu gọi tất cả nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt, trong đó có Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), gia tăng sản lượng để kiềm chế giá xăng dầu tăng vọt.
Ngày 19-5, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu (EP) đã đạt được thỏa thuận chính trị tạm thời về luật lưu trữ khí đốt.
Ngày 6-5, Straits Times đưa tin, Ba Lan và các nước Baltic đã khánh thành một đường ống dẫn khí đốt mới kết nối khu vực Đông Bắc Liên minh châu Âu (EU) với các khu vực còn lại trong khối.