Theo đó, 30 di sản văn hóa đã bị ảnh hưởng, trong đó có 11 di sản cấp quốc gia.

Tỉnh Gyeongsang Bắc, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thảm họa này, đã ghi nhận nhiều thiệt hại đối với các công trình văn hóa lịch sử. Đáng chú ý, 2 báu vật quốc gia là Gwanru và Yeonsujeon tại Đền Gounsa ở Uiseong, cùng 3 di sản văn hóa dân gian gồm Nhà Songso, Nhà Seobyeok và Nhà Sanam tại Cheongsong đều bị ảnh hưởng đáng kể.

 Một chiếc chuông bị vỡ ở chùa Gounsa tại Uiseong, tỉnh Gyeongsang Bắc, Hàn Quốc ngày 26-3. Ảnh: Yonhap

Trước tình hình khẩn cấp, Cơ quan quản lý di sản quốc gia Hàn Quốc đã huy động khoảng 750 nhân viên triển khai các biện pháp bảo vệ khẩn cấp, bao gồm phun nước chống cháy và lắp đặt các tấm chống nhiệt ngăn lửa.

Đến chiều 28-3, các đám cháy rừng đã được dập tắt hoàn toàn, để lại hậu quả nặng nề với 28 người thiệt mạng, 37 người bị thương và khoảng 38.000 người phải sơ tán.

Tổng diện tích rừng bị thiêu rụi tại 2 tỉnh Gyeongsang Bắc và Gyeongsang Nam lên đến 48.000 ha, tương đương 80% diện tích Thủ đô Seoul, vượt xa mức thiệt hại 23.794 ha trong vụ cháy rừng năm 2000 tại bờ biển phía Đông nước này.

TTXVN

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.