Ngày 6-12, tất cả 57 quốc gia thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã nhất trí bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Feridun Sinirlioglu làm Tổng thư ký mới.
3 quan chức cấp cao khác cũng được bổ nhiệm tại Hội nghị thường niên Hội đồng Bộ trưởng OSCE lần thứ 31 tổ chức tại Malta trong 2 ngày 5 và 6-12. Các vị trí quan trọng này đã bỏ trống từ tháng 9 do thiếu đồng thuận về ứng viên.
 |
Cựu Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Feridun Sinirlioglu.
|
Ông Ian Borg, Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Malta và là Chủ tịch đương nhiệm OSCE, cho biết: “Những sự bổ nhiệm này tái khẳng định vai trò quan trọng của OSCE như một nền tảng đối thoại và hợp tác”.
Ông Sinirlioglu đã bày tỏ hy vọng sẽ đóng vai trò “cầu nối” giữa các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, do sự chia rẽ sâu sắc, nên hội nghị tại Malta đã không đạt được tiến bộ đáng kể trong vấn đề Ukraine hay ngân sách của OSCE.
Hội nghị có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Lavrov tới một quốc gia EU kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu.
Phần Lan, nước gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm ngoái, sẽ đảm nhận chức Chủ tịch OSCE từ ngày 1-1-2025 trong nhiệm kỳ 1 năm.
Tin, ảnh: TTXVN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Một thương vụ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar đã đánh dấu lần đầu tiên ngành công nghiệp quốc phòng của quốc gia liên lục địa Á-Âu xuất khẩu phương tiện mặt nước không người lái (USV).
Năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực khử carbon và bảo đảm an ninh năng lượng của châu Âu khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, các dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới ở khu vực này đang phải đối mặt với những thách thức về tài chính.