Quyết định từ chức của bà Chaudhury được đưa ra trong bối cảnh chính khách này bị cáo buộc liên quan đến vụ một công nhân thiệt mạng trong cuộc biểu tình chống chính phủ.
|
|
Bà Shirin Sharmin Chaudhury, Chủ tịch Quốc hội Bangladesh. Nguồn: Click Ittefaq |
Đây là một trong nhiều vụ kiện chống lại các bộ trưởng trong Nội các cũ của Bangladesh và các nhà lãnh đạo của đảng Liên đoàn Awami (AL). Phó chủ tịch Quốc hội Shamsul Haque Tuku hiện bị giam giữ và đối mặt với những cáo buộc tương tự. Nhiều nhà lãnh đạo của AL cũng đang bị tạm giam với những cáo buộc tham nhũng và các tội hình sự khác, trong đó có tội giết người, sau khi chính phủ lâm thời của ông Muhammad Yunus lên nắm quyền.
Cùng ngày, một tòa án ở Dhaka đã ra lệnh cấm 8 bộ trưởng và 8 nhà lập pháp của chính quyền cũ rời khỏi Bangladesh theo các đơn yêu cầu của Ủy ban Chống tham nhũng Bangladesh (ACC).
Việc bà Chaudhury từ chức đã gây ra lo ngại về khoảng trống hiến pháp của nước này. Hiến pháp Bangladesh quy định Chủ tịch Quốc hội sẽ thực hiện nhiệm vụ của Tổng thống nếu chức vụ này bị khuyết hoặc nếu Tổng thống từ chức. Tuy nhiên, chuyên gia pháp lý hàng đầu Shahdhin Malik cho biết bất ổn chính trị phát sinh sau khi bà Chaudhury từ chức và Phó chủ tịch Quốc hội Bangladesh cũng bị bắt giữ.
Bà Chaudhury từng là luật sư, trở thành Chủ tịch Quốc hội Bangladesh vào ngày 30-4-2013 và giữ chức vụ này liên tục kể từ đó đến nay. Bà đã được bầu lại vào các năm 2014, 2018 và 2024 với tư cách là ứng cử viên của AL trong suốt gần 16 năm cầm quyền của cựu Thủ tướng Sheikh Hasina.
TTXVN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Bộ trưởng Y tế lâm thời Bangladesh ngày 29-8 cho biết, bạo lực nổ ra trong các cuộc biểu tình hồi tháng trước ở nước này đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng, biến đây thành giai đoạn đẫm máu nhất trong lịch sử của đất nước Nam Á kể từ khi giành độc lập năm 1971.
Theo Reuters, tính đến sáng 26-8, đợt lũ lụt vừa xảy ra tại Bangladesh đã làm ít nhất 20 người thiệt mạng và hơn. 5 triệu người bị ảnh hưởng nặng nề.